Hôm nay: 26.04.24 22:53

Tìm thấy 4 mục

Góc nhìn luật sư: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Thoả thuận hợp đồng lao động không phù hợp với quy định pháp luật có thể dẫn đến vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Doanh nghiệp và người lao động cần rà soát lại các thoả thuận đã ký kết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. 


Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động (HĐLĐ) bị vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng; HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật;
- Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền;
- Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;
- Nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động (NLĐ).

Nếu nội dung của #HĐLĐ có quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc các chế quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ đó bị vô hiệu.

Doanh nghiệp và #NLĐ lưu ýrằng chỉ có 2 cơ quan có quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là Thanh tra lao động hoặc Toà án nhân dân.

Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của #pháp-luật.

Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Topics tagged under pháp-luật on Diễn đàn luật sư Việt Nam LAO_DONG_-_Xu_ly_hop_dong_lao_dong_vo_hieu_1

Hình minh họa.


Trong thời gian từ khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

Nếu HĐLĐ vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại.
Nếu HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp #luật về lao động.

Trường hợp không giao kết được HĐLĐ mới thì NSDLĐ có trách nhiệm trả cho NLĐ một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.
Trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động
.
Ngoài ra, trong trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thì doanh nghiệp hoặc NLĐ có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:38
 
Search in: Góc nhìn luật sư
Chủ đề: Góc nhìn luật sư: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Trả lời: 0
Xem: 1139

Những thay đổi về chính sách nhà ở đối với doanh nghiệp nước ngoài

Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 đã đưa ra những quy định mới về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; loại hình, số lượng và thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài.


1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam


Theo quy định tại Luật Nhà ở 2005 và Nghị quyết 19/2008/ QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị quyết 19) còn hiệu lực đến hết ngày 30/6/2015, các tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, để bán; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo #pháp-luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở.

Luật Nhà ở 2014 đã mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể, ngoài các tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, các tổ chức sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nước ngoài).

Topics tagged under pháp-luật on Diễn đàn luật sư Việt Nam Thuong_mai

2. Loại hình nhà ở được quyền sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài


Theo #Luật-nhà-ở 2014, doanh nghiệp nước ngoài được quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị quyết 19, loại hình nhà ở mà doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu chỉ bao gồmcác căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại.

3. Số lượng nhà ở được sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài


Doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên mộtkhu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà.

Trường hợp trong mộtkhu vực có số dân tương đương mộtđơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì số lượng cụ thể căn hộ, nhà ở riêng lẻ mà doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu sẽ được Chính phủ quy định.

Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nêu trên thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

Đây là điểm nổi bật trong chính sách về quyền sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài của Nhà nước khi quy định mở rộng loại hình nhà ở được sở hữu đối với đối tượng này.

4. Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài


Luật Nhà ở 2014 cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này.
Tuy nhiên, điểm mới so với Nghị quyết 19 là Luật Nhà ở 2014 đã chi tiết hóa việc xử lý nhà ở khi hết hạn ngay tại văn bản luật.
Cụ thể, trước khi hết hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.Nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:32
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Những thay đổi về chính sách nhà ở đối với doanh nghiệp nước ngoài
Trả lời: 1
Xem: 863

Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động

Từ ngày 20/03/2015 người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được người sử dụng lao động bồi thường hoặc trợ cấp tương ứng với quy định của pháp luật.


Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Theo đó, người lao động (#NLĐ) sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động (#NSDLĐ) ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau.

NLĐ bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.

Người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với NLĐ bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
NSDLĐ bồi thường đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng lần và theo nguyên tắc: Lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng #lao-động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Về mức bồi thường được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. NSDLĐ có thể tra bảng tính mức bồi thường hoặc tính theo công thức sau:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Trợ cấp tai nạn lao động

NLĐ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động; Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn)

Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Theo đó, mức trợ cấp được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động: ít nhất bằng 12 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương.
Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: thì tra bảng tính mức bồi thường từ NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

Ttc: Mức trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ngoài ra, #PLF cũng lưu ý các doanh nghiệp, các mức bồi thường, trợ cấp như nêu trên là mức tối thiểu.Việc NSDLĐ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ ở mức cao hơn #luật định được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

Ngoài việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của #pháp-luật về bảo hiểm xã hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:15
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động
Trả lời: 1
Xem: 1058

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan,… điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo về giá trị pháp lý.


Chữ ký số là gì?


Khái niệm chữ ký số cũng giống như chữ viết tay được dùng để xác nhận lời hứa hay cam kết và sau đó không thể rút lại được. Chữ ký số không đòi hỏi phải sử dụng giấy mực, nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào một bản cam kết nào đó.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử.

Chữ ký số dựa trên công nghệ mã hóa công khai (#RSA): mỗi người dùng phải có 1 cặp khóa (#keypair) gồm khóa công khai (#public-key) và khóa bí mật (#private-key). “Private key” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mã không đối xứng được dùng để tạo chữ ký số. “Public key” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.

Bằng cách này, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa và sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Topics tagged under pháp-luật on Diễn đàn luật sư Việt Nam Gia_tri_phap_ly_cua_chu_ky_so


Sử dụng chữ ký số trong trường hợp nào?


Đối với những văn bản bằng giấy thông thường, nếu #pháp-luật quy định văn bản đó cần chữ ký mới có hiệu lực thì cần phải ký trực tiếp lên văn bản.

Tuy nhiên, đối với một thông điệp dữ liệu nếu pháp luật có quy định cần phải có chữ ký thì phải được ký bằng chữ ký số.
Trong trường hợp đối với tổ chức, pháp luật có yêu cầu văn bản phải được đóng dấu thì văn bản này phải được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền về quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử như: hải quan, kê khai thuế, mua hàng trực tuyến,…

Giá trị pháp lý


Các văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền sẽ có hiệu lực pháp luật như với văn bản được in ra, ký tên và đóng dấu.

Để đảm bảo chữ ký số có giá trị #pháp-lý phải đáp ứng các điều kiện về chữ ký điện tử an toàn.

Theo đó, chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức có thẩm quyền cấp. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.

Ai có thẩm quyền cấp chữ ký số?


Doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng chữ ký số đối với các hoạt động kinh doanh, hoặc đáp ứng nhu cầu nội bộ không vì mục đích kinh doanh.

Tùy theo mục đích sử dụng,doanh nghiệp sẽ xin cấp phép ở những tổ chức có thẩm quyền khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì đối với những cá nhân, tổ chức sử dụng #chữ-ký-số nhằm mục đích kinh doanh thì tổ chức có thẩm quyền cấp là tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng.

Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp, cá nhân thay đổi thông tin đăng ký ban đầu thì chủ sở hữu chữ ký số cần thông báo đến tổ chức cấp chữ ký số để cập nhật thông tin.

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:03
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Giá trị pháp lý của chữ ký số
Trả lời: 1
Xem: 1296

Về Đầu Trang

Chuyển đến