Hôm nay: 26.04.24 22:43

Tìm thấy 2 mục

Góc nhìn luật sư: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Thoả thuận hợp đồng lao động không phù hợp với quy định pháp luật có thể dẫn đến vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Doanh nghiệp và người lao động cần rà soát lại các thoả thuận đã ký kết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. 


Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động (HĐLĐ) bị vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng; HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật;
- Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền;
- Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;
- Nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động (NLĐ).

Nếu nội dung của #HĐLĐ có quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc các chế quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ đó bị vô hiệu.

Doanh nghiệp và #NLĐ lưu ýrằng chỉ có 2 cơ quan có quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là Thanh tra lao động hoặc Toà án nhân dân.

Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của #pháp-luật.

Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Topics tagged under nlĐ on Diễn đàn luật sư Việt Nam LAO_DONG_-_Xu_ly_hop_dong_lao_dong_vo_hieu_1

Hình minh họa.


Trong thời gian từ khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

Nếu HĐLĐ vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại.
Nếu HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp #luật về lao động.

Trường hợp không giao kết được HĐLĐ mới thì NSDLĐ có trách nhiệm trả cho NLĐ một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.
Trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động
.
Ngoài ra, trong trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thì doanh nghiệp hoặc NLĐ có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:38
 
Search in: Góc nhìn luật sư
Chủ đề: Góc nhìn luật sư: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Trả lời: 0
Xem: 1139

Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động

Từ ngày 20/03/2015 người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được người sử dụng lao động bồi thường hoặc trợ cấp tương ứng với quy định của pháp luật.


Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Theo đó, người lao động (#NLĐ) sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động (#NSDLĐ) ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau.

NLĐ bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.

Người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với NLĐ bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
NSDLĐ bồi thường đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng lần và theo nguyên tắc: Lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng #lao-động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Về mức bồi thường được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. NSDLĐ có thể tra bảng tính mức bồi thường hoặc tính theo công thức sau:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Trợ cấp tai nạn lao động

NLĐ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động; Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn)

Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Theo đó, mức trợ cấp được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động: ít nhất bằng 12 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương.
Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: thì tra bảng tính mức bồi thường từ NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

Ttc: Mức trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ngoài ra, #PLF cũng lưu ý các doanh nghiệp, các mức bồi thường, trợ cấp như nêu trên là mức tối thiểu.Việc NSDLĐ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ ở mức cao hơn #luật định được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

Ngoài việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của #pháp-luật về bảo hiểm xã hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:15
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động
Trả lời: 1
Xem: 1058

Về Đầu Trang

Chuyển đến