Hôm nay: 27.04.24 11:03

Tìm thấy 9 mục

Chính sách mới: Những thay đổi quan trọng trong tổ chức quản lý đối với công ty TNHH

Tiếp theo các bài viết trước về một số quy định mới của Luật Doanh nghiệp (“LDN”) 2014, PLF cập nhật đến Quý Doanh nghiệp các quy định nổi bật, ảnh hưởng đến tổ chức quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”).



Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty TNHH
Ngoại trừ các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Công Ty #TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu theo #LDN 2014 không thay đổi so với LDN 2005.
Theo đó, công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được quyền lựa chọn hình thức tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau: 

[*]Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
[*]Hội đồng thành viên (“HĐTV”), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Quy định mới này đã góp phần tạo ra quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp.
Topics tagged under plf on Diễn đàn luật sư Việt Nam LEGAL_ALERT_-_Nhung_thay_doi_quan_trong_trong_to_chuc_quan_ly_doi_voi_CT_TNHH
Điều kiện tiến hành và thông qua các quyết định tại cuộc họp HĐTV


LDN 2014 quy định cuộc họp HĐTV của Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tham dự đối với lần triệu tập thứ nhất, 50% vốn điều lệ cho lần triệu tập thứ hai, trong khi, theo quy định tại LDN 2005, các tỷ lệ đó lần lượt là 75% và 50%.
Trường hợp nghị quyết của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì phải có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tán thành thay vì 75% như quy định tại LDN 2005.
Các quy định mới về điều kiện khi triệu tập và thông qua các vấn đề tại cuộc họp HĐTV theo LDN 2014 đã có sự thay đổi nhất định so với LDN 2005.
Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ để phản ánh và hiện thực hóa các quy định mới này trong thực tế. Cũng xin lưu ý, việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được thông qua tại cuộc họp HĐTV.
Ngoài ra, các doanh nghiệp dự kiến thành lập dưới hình thức công ty TNHH cũng cần lưu ý về thời hạn góp vốn theo quy định mới.
Theo đó, chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay vì thời hạn góp vốn tối đa là 36 tháng theo quy định LDN 2005.
Tuy nhiên, đối với các công ty TNHH được thành lập trước ngày 01/07/2015, thời hạn góp vốn vẫn được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.
Công ty Luật #PLF
by Luật Sư
on 10.10.15 21:35
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Chính sách mới: Những thay đổi quan trọng trong tổ chức quản lý đối với công ty TNHH
Trả lời: 1
Xem: 784

Người lao động nước ngoài được cư trú tại Việt Nam theo hình thức nào?

Người lao động nước ngoài có thể cư trú tại Việt Nam theo một trong các hình thức như tạm trú hoặc thường trú tùy theo từng điều kiện cụ thể.


1. Tạm trú


Khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam theo thời hạn ghi trong thị thực. Trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì được tạm trú theo thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì được tạm trú 30 ngày.

Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì thời hạn tạm trú là 15 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Sau khi được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thẻ tạm trú cấp cho người lao động nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm.

Người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được doanh nghiệp của người lao động đồng ý.

2. Thường trú


Người lao động nước ngoài có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp thẻ thường trú nếu có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh và đáp ứng các điều kiện: Có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam; đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên.

Người lao động nước ngoài được cấp thẻ thường trú được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam. Khi tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú, người lao động nước ngoài phải khai báo tạm trú theo quy định. Định kỳ 10 năm một lần, người lao động nước ngoài phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Khi xuất cảnh đến thường trú ở nước khác, người lao động nước ngoài phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Người lao độngnước ngoài được cấp thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.

Ngoài ra, #PLF cũng lưu ý người lao động nước ngoài khi tạm trú hoặc thường trú hợp pháp tại Việt Nam được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam; được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép.Trường hợp người lao động nước ngoài đi vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công ty #Luật PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 13:09
 
Search in: Dân sự - Thừa Kế - Hôn nhân
Chủ đề: Người lao động nước ngoài được cư trú tại Việt Nam theo hình thức nào?
Trả lời: 0
Xem: 522

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập hiện diện thương mại theo hình thức nào?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức nào?


Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.

1.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đối với doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập tổ chức kinh tế.Căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó các bên cùng kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận và chịu rủi ro chung mà không thành lập một pháp nhân mới. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.
Hình thức này cho phép các bên hoạt động với tư cách pháp lý độc lập, linh hoạt giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, vì không thành lập pháp nhân mới, #PLF lưu ý các bên ký kết hợp đồng #BCC cần thỏa thuận chặt chẽ về việc quản lý dự án, lựa chọn con dấu, quyền đại diện tham gia ký kết hợp đồng, v.v… để tránh những tranh chấp phát sinh trong quátrình hợp tác.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc bắt buộc liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định.Trong trường hợp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn gópcủa một thương nhân Việt Nam theo tỷ lệ luật định và phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

3. Chi nhánh và văn phòng đại diện
Hình thức thành lập hiện diện thương mại cuối cùng đó là các nhà đầu tư có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật nước thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp, sẽ được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nếu đã hoạt động không dưới 1 năm và được thành lập chi nhánh nếu đã hoạt động không dưới 5 năm.


Theo: Công ty #Luật PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 12:47
 
Search in: Luật doanh nghiệp
Chủ đề: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập hiện diện thương mại theo hình thức nào?
Trả lời: 0
Xem: 755

Góc nhìn luật sư: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Thoả thuận hợp đồng lao động không phù hợp với quy định pháp luật có thể dẫn đến vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Doanh nghiệp và người lao động cần rà soát lại các thoả thuận đã ký kết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. 


Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động (HĐLĐ) bị vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng; HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật;
- Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền;
- Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;
- Nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động (NLĐ).

Nếu nội dung của #HĐLĐ có quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc các chế quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ đó bị vô hiệu.

Doanh nghiệp và #NLĐ lưu ýrằng chỉ có 2 cơ quan có quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là Thanh tra lao động hoặc Toà án nhân dân.

Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của #pháp-luật.

Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Topics tagged under plf on Diễn đàn luật sư Việt Nam LAO_DONG_-_Xu_ly_hop_dong_lao_dong_vo_hieu_1

Hình minh họa.


Trong thời gian từ khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

Nếu HĐLĐ vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại.
Nếu HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp #luật về lao động.

Trường hợp không giao kết được HĐLĐ mới thì NSDLĐ có trách nhiệm trả cho NLĐ một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.
Trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động
.
Ngoài ra, trong trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thì doanh nghiệp hoặc NLĐ có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:38
 
Search in: Góc nhìn luật sư
Chủ đề: Góc nhìn luật sư: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Trả lời: 0
Xem: 1139

Những thay đổi về chính sách nhà ở đối với doanh nghiệp nước ngoài

Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 đã đưa ra những quy định mới về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; loại hình, số lượng và thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài.


1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam


Theo quy định tại Luật Nhà ở 2005 và Nghị quyết 19/2008/ QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị quyết 19) còn hiệu lực đến hết ngày 30/6/2015, các tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, để bán; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo #pháp-luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở.

Luật Nhà ở 2014 đã mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể, ngoài các tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, các tổ chức sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nước ngoài).

Topics tagged under plf on Diễn đàn luật sư Việt Nam Thuong_mai

2. Loại hình nhà ở được quyền sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài


Theo #Luật-nhà-ở 2014, doanh nghiệp nước ngoài được quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị quyết 19, loại hình nhà ở mà doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu chỉ bao gồmcác căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại.

3. Số lượng nhà ở được sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài


Doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên mộtkhu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà.

Trường hợp trong mộtkhu vực có số dân tương đương mộtđơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì số lượng cụ thể căn hộ, nhà ở riêng lẻ mà doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu sẽ được Chính phủ quy định.

Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nêu trên thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

Đây là điểm nổi bật trong chính sách về quyền sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài của Nhà nước khi quy định mở rộng loại hình nhà ở được sở hữu đối với đối tượng này.

4. Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài


Luật Nhà ở 2014 cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này.
Tuy nhiên, điểm mới so với Nghị quyết 19 là Luật Nhà ở 2014 đã chi tiết hóa việc xử lý nhà ở khi hết hạn ngay tại văn bản luật.
Cụ thể, trước khi hết hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.Nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:32
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Những thay đổi về chính sách nhà ở đối với doanh nghiệp nước ngoài
Trả lời: 1
Xem: 863

Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động

Từ ngày 20/03/2015 người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được người sử dụng lao động bồi thường hoặc trợ cấp tương ứng với quy định của pháp luật.


Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Theo đó, người lao động (#NLĐ) sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động (#NSDLĐ) ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau.

NLĐ bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.

Người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với NLĐ bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
NSDLĐ bồi thường đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng lần và theo nguyên tắc: Lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng #lao-động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Về mức bồi thường được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. NSDLĐ có thể tra bảng tính mức bồi thường hoặc tính theo công thức sau:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Trợ cấp tai nạn lao động

NLĐ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động; Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn)

Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Theo đó, mức trợ cấp được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động: ít nhất bằng 12 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương.
Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: thì tra bảng tính mức bồi thường từ NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

Ttc: Mức trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ngoài ra, #PLF cũng lưu ý các doanh nghiệp, các mức bồi thường, trợ cấp như nêu trên là mức tối thiểu.Việc NSDLĐ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ ở mức cao hơn #luật định được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

Ngoài việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của #pháp-luật về bảo hiểm xã hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:15
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động
Trả lời: 1
Xem: 1059

Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Chủ đầu tư dự án bất động sản được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản khi đáp ứng các điều kiện về dự án dự định chuyển nhượng, điều kiện đối với chủ đầu tư chuyển nhượng và chủ đầu tư nhận chuyển nhượng.



Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản (gọi tắt là dự án) cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản.

Các chủ đầu tư cần lưu ý rằng không phải tất cả các dự án đều được chuyển nhượng mà việc chuyển nhượng dự án chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện đối với dự án được chuyển nhượng
Thứ nhất, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt.

Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.

Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện quan trọng nữa đó là, dự án không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.

Về phía chủ đầu tư chuyển nhượng phải đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối vớitoàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.

Đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng phải đảm bảo các nguyên tắc như không làm thay đổi mục tiêu của dự án; không làm thay đổi nội dung của dự án; bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
Việc cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng dự án đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng dự án đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.

Khi thực hiện việc nhận chuyển nhượng dự án, chủ đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ có những quyền lợi sau: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng cũng không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.

Đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư chuyển nhượng làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:06
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản
Trả lời: 1
Xem: 909

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan,… điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo về giá trị pháp lý.


Chữ ký số là gì?


Khái niệm chữ ký số cũng giống như chữ viết tay được dùng để xác nhận lời hứa hay cam kết và sau đó không thể rút lại được. Chữ ký số không đòi hỏi phải sử dụng giấy mực, nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào một bản cam kết nào đó.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử.

Chữ ký số dựa trên công nghệ mã hóa công khai (#RSA): mỗi người dùng phải có 1 cặp khóa (#keypair) gồm khóa công khai (#public-key) và khóa bí mật (#private-key). “Private key” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mã không đối xứng được dùng để tạo chữ ký số. “Public key” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.

Bằng cách này, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa và sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Topics tagged under plf on Diễn đàn luật sư Việt Nam Gia_tri_phap_ly_cua_chu_ky_so


Sử dụng chữ ký số trong trường hợp nào?


Đối với những văn bản bằng giấy thông thường, nếu #pháp-luật quy định văn bản đó cần chữ ký mới có hiệu lực thì cần phải ký trực tiếp lên văn bản.

Tuy nhiên, đối với một thông điệp dữ liệu nếu pháp luật có quy định cần phải có chữ ký thì phải được ký bằng chữ ký số.
Trong trường hợp đối với tổ chức, pháp luật có yêu cầu văn bản phải được đóng dấu thì văn bản này phải được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền về quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử như: hải quan, kê khai thuế, mua hàng trực tuyến,…

Giá trị pháp lý


Các văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền sẽ có hiệu lực pháp luật như với văn bản được in ra, ký tên và đóng dấu.

Để đảm bảo chữ ký số có giá trị #pháp-lý phải đáp ứng các điều kiện về chữ ký điện tử an toàn.

Theo đó, chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức có thẩm quyền cấp. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.

Ai có thẩm quyền cấp chữ ký số?


Doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng chữ ký số đối với các hoạt động kinh doanh, hoặc đáp ứng nhu cầu nội bộ không vì mục đích kinh doanh.

Tùy theo mục đích sử dụng,doanh nghiệp sẽ xin cấp phép ở những tổ chức có thẩm quyền khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì đối với những cá nhân, tổ chức sử dụng #chữ-ký-số nhằm mục đích kinh doanh thì tổ chức có thẩm quyền cấp là tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng.

Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp, cá nhân thay đổi thông tin đăng ký ban đầu thì chủ sở hữu chữ ký số cần thông báo đến tổ chức cấp chữ ký số để cập nhật thông tin.

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:03
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Giá trị pháp lý của chữ ký số
Trả lời: 1
Xem: 1296

Những ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Được miễn, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ chi phí quảng cáo, đào tạo nghề, đầu tư xây dựng cơ sở,…là những ưu đãi, hỗ trợ mà doanh nghiệp được hưởng khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.


Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ khi thực hiện dự án đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất; sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở vùng nông thôn,… Hãng luật #PLF tập hợp và phân nhóm các ưu đãi, hỗ trợ như sau:


  • Dự án đầu tư thực hiện tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

    • Miễn tiền sử dụng đất đất nếu được nhà nước giao đất;
    • Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án đi vào hoạt động;
    • Miễn tiền sử dụng đất khi doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án;


  • Dự án đầu tư thực hiện tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.:

    • Doanh nghiệp được giảm 70% tiền sử dụng đất nếu được Nhà nước giao đất;
    • Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động;
    • Giảm 50% tiền sử dụng đất khi doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án;


  • Dự án đầu tư thực hiện tại vùng nông thôn là khu vực không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố:

    • Doanh nghiệp được giảm 50% tiền sử dụng đất nếu được Nhà nước giao đất;
    • Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động;




Ngoài ra, các dự án nêu trên còn được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ như:


  • Miễn tiền thuê đất đối với diện tích xây nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng;


  • Nếu doanh nghiệp vừa thuộc đối tượng được miễn và được giảm tiền thuê đất, doanh nghiệp sau khi áp dụng miễn tiền thuê đất thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất đối với thời gian thuê đất tiếp theo;


  • Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp;


  • Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại;


  • Hỗ trợ 70% kinh phí nghiên cứu tạo ra công nghệ mới hoặc mua bản quyền công nghệ để thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để sản xuất thử nghiệm;


  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở nếu đáp ứng các điều kiện về quy mô, quy hoạch, sử dụng lao động địa phương,…



Lưu ý rằng, trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì doanh nghiệp được quyền chọn mức ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.

Doanh nghiệp không đương nhiên được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước mà chỉ được hưởng ưu đãi này sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước gồm: công văn đề nghị, quyết định ưu đãi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, hợp đồng thuê, biên bản nghiệm thu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 6:55
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Những ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Trả lời: 1
Xem: 1118

Về Đầu Trang

Chuyển đến