Hôm nay: 28.03.24 17:15

Tìm thấy 20 mục

Thuật ngữ pháp lý: Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật hay còn gọi là Văn bản pháp quy là một hình thức pháp luật thành văn được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. 


Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008của Việt Nam thì Văn bản quy phạm pháp #luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.[3]

I. Cách nhận biết văn bản QPPL


1.     Dựa vào số hiệu:


Từ năm 1996 cho đến nay, trong số hiệu văn bản QPPL có số năm ban hành. Ví dụ: 17/2008/QH12; 71/2012/NĐ-CP; 03/2013/TT-BTC, 09/2013/QĐ-UBND…

2.     Dựa vào cơ quan ban hành văn bản và loại văn bản:


Cơ quan ban hành VB01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/01/200901/01/2009 - nay
Quốc hộiHiến pháp, luật, nghị quyếtHiến pháp, luật, nghị quyếtHiến pháp, luật, nghị quyết
UBTVQHPháp lệnh, nghị quyết;Pháp lệnh, nghị quyết;Pháp lệnh, nghị quyết; Nghị quyết liên tịch
Chủ  tịch  nứơcLệnh, quyết địnhLệnh, quyết địnhLệnh, quyết định
Chính phủNghị quyết, Nghị địnhNghị quyết, Nghị địnhNghị định; Nghị quyết liên tịch
Thủ TướngQuyết định, chỉ thịQuyết định, chỉ thịQuyết định
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộQuyết định, chỉ thị, thông tưQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Hội đồng Thẩm phán TANDTCNghị quyếtNghị quyếtNghị quyết
Chánh án TANDTCKhông được ban hànhQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Viện trưởng VKSNDTCQuyết định, chỉ thị, thông tưQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Tổng Kiểm toán Nhà nướcKhông được ban hànhKhông được ban hànhQuyết định
01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/04/200501/04/2005 - nay
Hội đồng nhân dânNghị QuyếtNghị QuyếtNghị Quyết
Ủy ban nhân dânQuyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thị


II. Một số lưu ý khi sử dụng văn bản quy phạm pháp luật:


1.     Hiệu lực của văn bản


a)     Thời điểm có hiệu lực:
Thông thường, văn bản sẽ quy định ngày có hiệu lực của nó, nhưng một số trường hợp phải căn cứ vào Luật ban hành văn bản để xác định ngày có hiệu lực.

Loại vb01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/01/200901/01/2009 - nay
Do QH và UBTVQH ban hànhCó hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.Có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.- Được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
- Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành.
Do CTN ban hànhCó hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
Các vb còn lạiCó hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.Có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.
VB đặc biệtVăn bản được ban hành quy định các biện pháp thi hành trong trương hợp khẩn cấp tạm thời do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có thể có hiệu lực sớm hơn hơn 15 ngày kể từ ngày ký văn bản.Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn so với các văn bản thường.Văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp có thể có hiệu lực trước khi đăng công báo.
Văn bản có nội dung thuộc bí thộc bí mật nhà nước không cần đăng Công báo vẫn có hiệu lực.
01/04/2005 - nay01/04/2005 - nay01/04/2005 - nay
VB của HĐND và UBNDVBQPPL cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
VB quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
VBQPPL cấp huyện có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Không quy định hiệu lực trở về trước đối với vb qppl của HĐND và UBND
VBQPPL cấp xã có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.


b)    Khoảng thời gian áp dụng

Thông thường, văn bản #qppl có hiệu lực áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày văn bản có hiệu lực cho đến ngày văn bản hết hiệu lực, trừ một số trường hợp:

+ Một phần nội dung của văn bản có hiệu lực trở về trước: Phần nội dung có hiệu lực trở về trước đó sẽ được áp dụng trước thời điểm văn bản có hiệu lực.
+ Hiệu lực của văn bản bị gián đoạn do bị đình chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian
+ Văn bản đặc thù chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian: Cho dù không có văn bản nào khác thay thế hủy bỏ các văn bản này để đưa nó về tình trạng hết hiệu lực thì hiệu lực áp dụng của nó cũng chỉ nằm trong khoảng thời gian đã được quy định.
+ Văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính: mặc dù tình trạng vẫn còn hiệu lực nhưng những nội dung bị sửa đổi thay thế đính chính thì không còn hiệu lực nữa. Ngày hết hiệu lực của những nội dung  trên là ngày có hiệu lực của văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính (hoặc quy định ngày cụ thể khác).

c)     Thời điểm hết hiệu lực

Một văn bản chỉ hết hiệu lực khi có văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay thế hủy bỏ bãi bỏ hoặc hết thời hạn có hiệu lực được quy định ngay tại văn bản đó.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cơ quan ban hành văn bản không biết được trước đây mình đã ban hành những văn bản, quy định nào cho nên cuối văn bản thường phòng hờ một đoạn “Những quy định trước đây trái với quy định của văn bản này đều bị bãi bỏ”
Mặc dù Luật ban hành văn bản quy định rõ phải chỉ định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm bị thay thế sửa đổi…. Tuy nhiên thực tế áp dụng bạn phải vận dụng hết kiến thức, kinh nghiệm, sự trợ giúp từ nhiều nguồn để có thể tránh trường hợp sử dụng những nội dung cũ chưa được “chính thức” hết hiệu lực

* Nếu không nắm rõ các nguyên tắc xác định hiệu lực văn bản như trên, người sử dụng văn bản rất dễ gặp phải các rủi ro như: hành vi thực hiện sẽ không được thừa nhận, nếu có thiệt hại phát sinh sẽ phải bồi thường…

2.     Phạm vi, đối tượng áp dụng


Văn bản chỉ có giá trị áp dụng trong phạm vi và đối tượng áp dụng của mình, đa số tất cả văn bản đều có quy định về nội dung này tại phần đầu văn bản. Do đó, trước khi áp dụng bất kì quy định nào trong văn bản, nên xem lại thật kỹ phần phạm vi và đối tượng áp dụng, để tránh được các rủi ro đánh tiếc.

VD: Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm thất nghiệp trong phần phạm vi áp dụng có nói:

“Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, nếu không tham khảo kỹ nội dung này mà lấy bất kỳ quy định nào khác trong Thông tư 32 áp dụng cho đối tượng không tham gia bảo hiểm thất thất nghiệp thì sai hoàn toàn.

3.     Lựa chọn văn bản áp dụng


Pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau là thực tế mà không chuyên gia nào trong lĩnh vực pháp luật phủ nhận. Do đó, đương nhiên có những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề, lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng:

+ Áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.
+ Áp dụng văn bản mới hơn.
+ Trường hợp văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì luật riêng ưu tiên hơn luật chung; luật nào sát với lĩnh vực của vấn đề thì ưu tiên hơn các lĩnh vực khác.
+ Đối với luật nội dung thì sự việc xảy ra vào thời gian nào thì lấy văn bản có hiệu lực vào thời điểm đó để giải quyết, còn về luật hình thức thì áp dụng văn bản có hiệu lực lúc quan hệ được đem ra giải quyết

Nguồn: #wikipedia.org
by Luật Sư
on 03.10.15 21:36
 
Search in: Thuật ngữ pháp lý
Chủ đề: Thuật ngữ pháp lý: Văn bản quy phạm pháp luật
Trả lời: 0
Xem: 964

Thuật ngữ pháp lý: Hiến pháp

Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. 


Nhiều #hiến-pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị.

Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.

Lịch sử và sự phát triển


Topics tagged under luật on Diễn đàn luật sư Việt Nam 200px-Hammurabi


Chi tiết trên bia vua #Hammurabimiêu tả #Hammurabi đang tiếp nhận bộ luật từ thần Mặt Trời. Hiện vậtbảo tàng Louvre.

Những khai quật ở Iraq đương đại do #Ernest de Sarzec tiến hành vào năm 1877 đã tìm thấy bằng chứng của bộ luật pháp lý sớm nhất được biết đến do vua Urukagina ở thành phố Lagash, nước Sumer ban hành khoảng năm 2300 TCN. Có lẽ là nguyên mẫu luật chính phủ sớm nhất. Bản thân tài liệu này chưa được khám phá hết nhưng nó cho người dân nước đó một số quyền, chẳng hạn, việc giảm thuế cho các quả phụ, trẻ mồ côi và bảo vệ người nghèo khỏi bị người giàu cho vay nặng lãi.

Sau đó, nhiều chính quyền trị vì với các bộ luật bằng văn bản đặc biệt. Một tài liệu như vậy cổ nhất vẫn tồn tại có lẽ là của vua Ur-Nammuthành phố Ur (khoảng 2050 TCN). Một số Bộ luật nổi tiếng trong tài liệu đó là Bộ luật Hammurabi của Đế quốc Babylon xưa, Bộ luật Hittite, Bộ luật #Assyria, Bộ luật #Moses, và Trụ #Cyrus chứa đựng những lời răn dạy của Hoàng đế #Cyrus Đại Đế của Đế quốc Ba Tư cổ đại.[1][2]

#Aristotle (khoảng 350 TCN) là một trong những người đầu tiên chính thức phân biệt giữa luật thông thường và (luật) hiến pháp được ghi lại trong lịch sử. Ông ta đã thiết lập những ý tưởng về hiến pháp và chủ nghĩa hợp hiến, và cố gắng phân loại các hình thức khác nhau của chính phủ lập hiến. Khái niệm căn bản nhất mà ông ta thường dùng để miểu tả hiến pháp trong những thuật ngữ tổng quát là "sự sắp xếp các chức vụ trong một quốc gia". Trong tác phẩm của mình #Constitution-of-Athens, #Politics và #Nicomachean-Ethics, ông ta khảo sát tỉ mỉ các hình thức khác nhau của hiến pháp, đặc biệt là #Athena và #Sparta. Ông ta phân loại những hiến pháp ông cho là tốt và xấu, và ông đi đến kết luận hiến pháp tốt nhất là một hình thức pha trộn giữa những yếu tố quân chủ, quý tộc và dân chủ. Ông ta cũng phân biệt giữa công dân có những cơ hội riêng để tham gia trong nước và những người không phải công dân, nô lệ không có cơ hội đó.

Người La Mã lần đầu tiên soạn thảo hiến pháp Mười hai Điều (Twelve Tables) của họ vào năm 449 TCN. Chúng được thi hành dưới dạng một chuỗi các luật thỉnh thoảng được thêm vào, nhưng luật La Mã không được tổ chức lại thành một bộ luật riêng rẽ cho đến khi bộ luật Theodosianus ra đời năm 438. Sau này, bộ luật Justinianus ở Đế chế #Byzantine Đông có ảnh hưởng lớn cả Châu Âu.
Điều khoản thứ mười bảy của Hiến pháp Nhật Bản được soạn năm 604, được cho là của hoàng tử #Shotoku, là một hiến pháp điển hình trong lịch sử chính trị Châu Á. Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, hiến pháp chú trọng hơn vào đạo đức xã hội hơn là thể chế của chính chính phủ đó. Hiến pháp #Gayanashagowa (Great Law of Peace) được xem là hiến pháp khẩu truyền của dân tộc Iroquois ra đời khoảng 1090 và 1150 đã được cân nhắc và đã truyền một phần cảm hứng cho Hiến pháp Hoa Kỳ.

Topics tagged under luật on Diễn đàn luật sư Việt Nam 350px-Konstytucja_3_Maja

Hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791 (Tranh của Jan Matejko, 1891). Vua Stanisław August (trái, mặc áo choàng lông chồn ermine), vào Thánh đường St. John, nơi hạ nghị viện Sejm sẽ tuyên thệ và dương cao hiến pháp mới; ở phía bên dưới, ở Lâu đài Hoàng gia Warszawa, hiến pháp mới vừa được thông qua. Bảo tàng quốc gia #Warszawa.

Hiến pháp thành văn sớm nhất vẫn còn dùng ở một nước có chủ quyền đến nay là của San Marino. Hiến pháp San Marino được viết bằng tiếng #Latin vào năm 1300 bao gồm sáu quyển. Quyển đầu tiên có 62 điều, nói về việc thiết lập các hội đồng, tòa án, các viên chức hành pháp và quyền hành của họ. Các quyển còn lại nói về tội phạm và #luật dân sự và các thủ tục tòa án.

Khối thịnh vượng chung #Massachusetts thông qua hiến pháp năm 1780, trước việc thông qua Điều ước Liên bang và Hiến pháp Hoa Kỳ. Đây có lẽ là hiến pháp "có tên" vẫn được dùng cũ nhất vì văn kiện này tuyên bố rõ ràng rằng bản thân nó là một hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1789 chịu ảnh hưởng của hệ thống hiến pháp Anh. Văn kiện đó trở thành cơ sở cho nền cộng hòa và hiến pháp được soạn ra sau đó. Nó cũng thường được cho rằng là hiến pháp được biên soạn có tính quốc gia hiện đại lâu đời nhất trên thế giới.

Hiến pháp chính quyền


Thường thấy nhất, thuật ngữ "hiến pháp" đề cập đến tập hợp các quy tắc và nguyên tắc quy định bản chất và phạm vi của chính quyền. Hầu hết các chính hiến pháp tìm cách điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan của nhà nước, quan hệ giữa ba bộ phận hành pháp, lập pháp và tư pháp ở mức độ cơ bản và mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc ba bộ phận đó.

Các đặc điểm chính


Các đặc điểm sau đây là đặc điểm của hiến pháp dân chủ đã được các khoa học gia chính trị xác định cho hiến pháp ở phạm vi quốc gia.

Việc soạn thảo


Sự phân loại cơ bản là hiến pháp đã được điều lệ hóa hay không. Một hiến pháp đã được điều lệ hóa là một văn kiện riêng rẽ và là nguồn gốc của luật hiến pháp trong một quốc gia. Một ví dụ thường dùng cho loại này là Hiến pháp Hoa Kỳ. Ngược lại, hiến pháp không được điều lệ hóa là hiến pháp không được chứa đựng trong một văn kiện riêng rẽ và bao gồm nhiều nguồn gốc khác nhau có thể là thành văn hay bất thành văn. Hiến pháp Úc, Hiến pháp Anh là hai ví dụ điển hình của loại này. Hiến pháp Ấn Độ được cho là hiến pháp được điều lệ hóa dài nhất trên thế giới.

Hiến pháp được điều lệ hóa


Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một hiến pháp được điều lệ hóa trừ ba quốc gia #Israel, New Zealand và Vương quốc Liên hiệp Anh và #Bắc-Ireland. Hiến pháp được điều lệ hóa thường là sản phẩm của sự thay đổi chính trị lớn như một cuộc cách mạng. Chẳng hạn như hiến pháp của Hoa Kỳ được viết ra và được thông qua không quá 25 năm sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Tiến trình một quốc gia thông qua hiến pháp có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh chính trị và lịch sử dẫn đến các thay đổi căn bản.

Lợi ích rõ ràng nhất của hiến pháp được điều lệ hóa là có các điều mạch lạc và dễ hiểu. Hiến pháp được điều lệ hóa ít nhất thì cũng dễ đọc và là một văn kiện riêng lẻ. Mặc dầu nó tương đối rõ ràng nhưng hiến pháp được điều lệ hóa vẫn để lại một phạm vi giải thích rộng lớn cho tòa án hiến pháp.

Các quốc gia có hiến pháp được điều lệ hóa thường gán cho nó uy quyền tối cao so với các đạo luật thông thường khác. Đó là, nếu có xung đột xảy ra giữa một đạo luật và hiến pháp thì tất cả hay một phần của đạo luật đó có thể bị tòa án tuyên bố là vượt quyền (ultra vires) và bị cho là vi hiến. Ngoài ra, một thủ tục đặc biệt được yêu cầu để sửa đổi hiến pháp có liên quan đến ⅔ đa số trong cơ quan lập pháp quốc gia, sự đồng ý của các cơ quan lập pháp địa phương, cuộc trưng cầu dân ý hoặc một số thủ tục khác. Điều này làm cho việc sửa đổi hiến pháp khó hơn việc thông qua một luật nào khác.

Hiến pháp không được điều lệ hóa


Chỉ có ba quốc gia là Israel, #New-Zealand và Anh dùng hiến pháp không được điều lệ hóa (tính đến tháng 10 năm 2006).
Ở những quốc gia sử dụng hiến pháp không được điều lệ hóa, không có sự khác biệt giữa (luật) hiến pháp và các đạo luật (như luật áp dụng cho các khu vực cai quản) trong thuật ngữ pháp lý. Cả hai có thể bị thay thế hoặc loại bỏ bởi đa số trong nghị viện. Trên thực tế, các chính phủ dân chủ không dùng cơ hội này để bãi bỏ tất cả các quyền công dân mà trên lý thuyết họ có thể làm như vậy.
Xem thêm: Các luật chính của Anh

Sự phân bổ quyền lực


Hiến pháp cũng thiết lập quyền lực trong một nước. Có hai loại phân bổ quyền lực cơ bản là: liên bang và nhất thể. Hệ thống chính quyền liên bang có hiến pháp công nhận sự phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương trong một quốc gia. Hiến pháp Canada là một ví dụ điển hình, đó là sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các tỉnh bang. Hiến pháp nhất thể công nhận quyền lực chỉ tồn tại ở trung ương. Anh là một trong những nước sử dụng loại hình này.

Sự phân tách quyền lực


Hiến pháp thường biến đổi lớn theo mức độ phân tách quyền lực, thông thường là sự phân tách của các bộ phận hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính quyền. Hiến pháp Hoa Kỳ có sự phân tách quyền lực đầy đủ vì với mỗi bộ phận đều có quyền được giao cụ thể. Ví dụ, Quốc hội, cơ quan lập pháp Hoa Kỳ có quyền buộc tội (các quan chức) mà các bộ phận khác không có quyền.

Giới hạn trách nhiệm


Giới hạn trách nhiệm là một đặc điểm chung của tất cả các hiến pháp dân chủ. Ở hệ thống chính phủ tổng thống, như Hoa Kỳ và hệ thống bán tổng thống, như Pháp, các bộ trưởng có trách nhiệm với tổng thổng, người có quyền bảo trợ để chỉ định hay sa thải bộ trưởng. Tổng thống có trách nhiệm với nhân dân trong một cuộc bầu cử. Trong hệ thống nghị viện, như Anh và Úc, các bộ trưởng có trách nhiệm với nghị viện nhưng thủ tướng lại bổ nhiệm hay sa thải họ (ở hệ thống #Westminster, quyền này xuất phát từ quốc vương, thành viên của nghị viện). Cũng có khái niệm về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở nhiều nước theo chế độ nghị viện, điều này có nghĩa là nếu đa số trong bộ phận lập pháp bỏ phiếu cho cuộc vận động bất tín nhiệm thì chính phủ phải từ chức, và một chính phủ mới sẽ được thành lập hoặc nghị viện sẽ bị giải tán và cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra.

Hiến pháp hình thức


Nhà lý luận chính trị Ý #Giovanni-Sartori cho rằng sự tồn tại của hiến pháp là vẻ ngoài của nguồn quyền hành độc đoán. Trong khi các tài liệu như vậy diễn tả sự tôn trọng nhân quyền hay thiết lập một bộ máy tư pháp độc lập, thì trong thực tế chúng có thể bị làm ngơ một khi nhà cầm quyền cảm thấy bị đe dọa hay hoàn toàn bị sỉ nhục. Một ví dụ điển hình là Hiến pháp Liên Xô, trên văn bản thì đảm bảo quyền tự do lập hội hay quyền tự do ngôn luận nhưng trên thực tế, công dân nếu làm như vậy thì họ sẽ bị bỏ tù (tù nhân chính trị). Ví dụ đó cho thấy rằng sự bảo vệ và lợi ích mà hiến pháp đem lại ít hơn thông qua những điều khoản được thảo ra, nhưng đem lại nhiều cho chính quyền theo nguyên tắc của họ.

Tòa án hiến pháp


Hiến pháp thường được bảo vệ ở mỗi quốc gia bằng "tòa án hiến pháp"("tòa bảo hiến") hoặc "tòa án tối cao". Tòa án này phân xử sự tương thích của các điều khoản pháp luật với các nguyên tắc của hiến pháp. Đặc biệt quan trọng là trách nhiệm của tòa này là bảo vệ các quyền và tự do do hiến pháp quy định.

Sự vi phạm hiến pháp, hay vi hiến, là một hành động hay hành động luật trái với hiến pháp được tòa án phân xử. Ví dụ về sự vi phạm hiến pháp ở bộ phận hành pháp có thể là mộtchính trị gia lạm dụng quyền hành của mình hay bộ phận lập pháp cố thông qua luật trái với hiến pháp mà không thông qua quá trình tu chính hiến pháp trước.

Tòa hiến pháp thường gọi là tòa phương án cuối cùng, một thực thể pháp luật cao nhất trong chính phủ. Quá trình thẩm định pháp lý thường được tích hợp vào hệ thống tòa phúc thẩm. Đây là một vụ kiện như với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Các vụ kiện thường được xét xử ở một tòa án thấp hơn trước khi mang ra trước tòa án tối cao, ngoại trừ các vụ kiện mà tòa tối cao có quyền xét xử trước. Một số quốc gia khác lập ra một tòa đặc biệt chỉ để bảo vệ hiến pháp như ở Tòa án Hiến pháp Đức. Hầu hết các tòa hiến pháp là công cụ quyền lực của quá trình cân nhắc luật có quyền tuyên bố luật "vi hiến", không hợp với hiến pháp. Hiệu lực của việc quyết định này thay đổi tùy theo chính phủ nhưng đều phổ biến cho các hoạt động của tòa án để quyết định một luật nào đó không thể đưa vào cuộc sống, như trường hợp của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều tòa bị rắc rối khi dựa vào sự hợp tác của hai bộ phận hành pháp và lập pháp để thi hành quyết định của họ một cách thích hợp. Ở quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đảo lộn chủ thuyết "độc lập nhưng bình đẳng" trong thập niên 1950 dựa vào sự hợp tác của từng tiểu bang để thi hành luật. Một số không thực hiện được, phải nhờ đến sự can thiệp của chính phủ. Các quốc gia khác, như #Pháp, có Hội đồng hiến pháp Pháp chỉ phân xử tính hợp hiến của luật trước quá trình phê chuẩn.

Một số quốc gia, chủ yếu là những quốc gia có hiến pháp không được điều lệ hóa, không có những tòa án như vậy - ví dụ như Anh, theo truyền thống các chức năng dưới nguyên tắc của quyền tối cao nghị viện là cơ quan lập pháp có quyền ban hành bất cứ luật mà cơ quan đó muốn. Tuy nhiên, vì là thành viên của Liên minh Châu Âu, Anh phải tuân theo quyền hạn của luật Cộng đồng Châu Âu và Tòa án Châu Âu. Tương tự như vậy, bằng việc thừa nhận Ủy ban Nhân quyền Châu Âu của Hội đồng Châu Âu, nó phải tuân thủ Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Kết quả là, những cơ quan này là các tòa án hiến pháp có thể vô hiệu hóa hoặc giải thích pháp luật Anh, được thiết lập trước tiên có nguồn gốc từ vụ #Factortame.

Hiến pháp Việt Nam



  • Hiến pháp CHXHCNVN 1992 (bản sửa đổi 2001)
  • Hiến pháp CHXHCNVN 1992
  • Hiến pháp CHXHCNVN 1980
  • Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967
  • Hiến pháp VNDCCH 1960
  • Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956
  • Hiến pháp VNDCCH 1946


Nguồn: #wikipedia.org
by Luật Sư
on 03.10.15 20:57
 
Search in: Thuật ngữ pháp lý
Chủ đề: Thuật ngữ pháp lý: Hiến pháp
Trả lời: 0
Xem: 1486

Thuật ngữ pháp lý: Luật pháp

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.



Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống tòa án trong đó quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đưa ra phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp được thực thi được biết đến như là hệ thống pháp lý, thông thường phát triển trên cơ sở tập quán tại mỗi quốc gia.

Phần lớn các quốc gia dựa vào cảnh sát pháp lý để thi hành luật pháp. Cảnh sát pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức, kỹ năng thực thi luật pháp trước khi được cho phép có các hành vi nhân danh pháp luật, chẳng hạn như đưa ra các cảnh báo và trát đòi hầu tòa, thực thi việc tìm kiếm hay ra các lệnh khác cũng như thực hiện việc tạm giam, tạm giữ.
Những người hành nghề pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các bên tại tòa án,

Lịch sử


Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống các cơ quan thực thi, bao gồm các cơ quan như Công an (cảnh sát), tòa án, Việc kiểm sát, thi hành án.....Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội và đến một mức độ cần thiết mới có thể bị đưa ra Toà án. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hai "nhánh" là thực thi luật pháp theo con đường hành chính và thực thi theo con đường hình sự. Hành chính và hình sự là hai cấp độ khác nhau và không thể đồng thời áp dụng lên một hành vi vi phạm. (Cụ thể xin vui lòng xem thêm quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành để biết quy định nào sẽ cấu thành tội phạm hình sự và hành vi nào sẽ bị xử phạt hành chính).

Về cơ bản, #luật pháp được thực thi thông qua các biện pháp hành chính là nhiều hơn cả, ví dụ như: cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm, thanh tra xây dựng thanh tra và xử phạt vi phạm.....

Trong xã hội dân dự, mặc dù Toà án vừa đóng vai trò là cơ quan thực thi nhưng cũng vừa là một người trọng tài để đưa ra các phán xét của mình về tính hợp pháp của hành vi. Tuy vậy, ở Việt Nam và đại đa số các nước Châu Á nói chung, việc đưa vụ việc đến Toà án chưa trở thành một thói quan và văn hoá pháp luật.

Phần lớn các quốc gia dựa vào cảnh sát pháp lý để thi hành luật pháp. Cảnh sát pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức, kỹ năng thực thi luật pháp trước khi được cho phép có các hành vi nhân danh pháp luật, chẳng hạn như đưa ra các cảnh báo và trát đòi hầu tòa, thực thi việc tìm kiếm hay ra các lệnh khác cũng như thực hiện việc tạm giam, tạm giữ.

Những người hành nghề pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các bên tại tòa án, dự thảo các văn bản pháp lý hay đưa ra các tư vấn pháp lý.


Bản chất


Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.


Thuộc tính của luật pháp


Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn (rộng rãi hơn) các quy phạm xã hội khác.

Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Để dân chúng biết được và phải biết ý chí của Nhà nước, thì ý chí này phải được thể hiện dưới các hình thức chặt chẽ. Có 3 hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp luật.

Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước. Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế.

Các hệ thống pháp luật


Nói chung có 4 hệ thống pháp luật đang được thực thi ngày nay trên thế giới.

Dân luật/Luật châu Âu lục địa


Hệ thống luật châu Âu lục địa hay dân luật là sự pháp điển hóa đặt thành một hệ thống bao hàm toàn diện các quy tắc được áp dụng và làm sáng tỏ bởi các quan tòa. Đây là hệ thống luật được thực thi lớn nhất trên thế giới, với khoảng 60% dân số thế giới sống tại các quốc gia được điều hành bởi hệ thống luật này.

Sự khác biệt quan trọng nhất của hệ thống luật này với thông luật hay luật Anh-Mỹ, là thông thường thì chỉ có các quy định trong các đạo luật mới được coi là có giá trị ràng buộc pháp lý mà không phải là các tiền lệ, ngoại trừ các trường hợp tương tự đã được phán quyết tại tòa án tối cao. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử đối với các trường hợp tương tự thì các tòa án thông thường theo các phán quyết trước đây của mình. Ngoài ra, tại một số hệ thống luật pháp theo hệ thống luật châu Âu lục địa (chẳng hạn tại Đức), các văn bản của các học giả pháp lý cũng có ảnh hưởng đáng kể tại tòa.

Trong phần lớn các chế định pháp lý thì lĩnh vực hạt nhân của luật tư được pháp điển hóa trong dạng luật dân sự, nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn tại Scotland thì chúng không được pháp điển hóa. Hệ thống luật châu Âu lục địa có nguồn gốc từ Luật La Mã, đã được các học giả và các tòa án kế tục và sử dụng từ cuối thời kỳ Trung cổ trở đi. Phần lớn các hệ thống pháp lý ngày nay có nguồn gốc từ xu hướng pháp điển hóa trong thế kỷ 19. Luật dân sự của nhiều quốc gia, cụ thể là tại các thuộc địa cũ của Pháp và Tây Ban Nha có các vết tích từ bộ luật #Napoleon trong nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với phần lớn các quốc gia trong khu vực Trung và Đông Âu, Scandinavia và Đông Á. Đáng chú ý là Bộ Luật Dân sự của Đức BGB đã được phát triển từ luật La Mã với sự tham chiếu tới các tập quán pháp lý của Đức và có ảnh hưởng quyết định tới sự đi theo dân luật tại các quốc gia khác.

Tầm quan trọng của luật #Napoléon cũng không nên cường điệu hóa quá mức do nó chỉ bao hàm một số lĩnh vực cơ bản của luật tư, trong khi còn có các bộ luật khác điều chỉnh các lĩnh vực như luật doanh nghiệp, luật hành chính, luật thuế và hiến pháp v.v.

Thông luật/luật Anh-Mỹ


Thông luật hay luật #Anh-Mỹ là một hệ thống pháp luật với hình thức pháp lý đặc thù là tiền lệ pháp. Đó là pháp luật dựa trên các phán quyết tạo ra tiền lệ (stare decisis) từ các vụ án trước đó. Hệ thống thông luật hiện nay được áp dụng tại Ireland, Anh, Australia, New Zealand, Nam Phi, Canada (ngoại trừ Québec) và Hoa Kỳ (bang Louisiana sử dụng cả thông luật và dân luật Napoleon). Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng áp dụng hệ thống thông luật trong một hệ thống hỗn hợp, chẳng hạn như Pakistan, Ấn Độ và Nigeria chủ yếu áp dụng hệ thống thông luật, nhưng kết hợp cả luật tôn giáo và tập quán pháp.


Tập quán pháp


Tập quán pháp là những tập quán có ích sẵn có đối với một nhà nước mới được thành lập và được nhà nước này thừa nhận làm pháp luật. Lưu ý là luật tập quán cũng có thể thích hợp trong các phán quyết tại các hệ thống pháp lý khác trong những lĩnh vực hay vụ việc mà các quy định pháp lý điều chỉnh lại không (hoặc chưa) tồn tại. Ví dụ, tại Austria, các học giả luật tư thông thường cho rằng luật tập quán vẫn còn tồn tại, trong khi các học giả luật công lại không công nhận điều này. Trong bất kỳ trường hợp nào, rất khó để tìm các ví dụ thích hợp trong thực tế.

Luật tôn giáo


Nhiều quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật của mình trên cơ sở các nguyên lý tôn giáo. Hệ thống có ảnh hưởng lớn nhất trong dạng này là #Sharia, hay luật Hồi giáo.

Luật Do Thái (Halakha), được tuân thủ bởi những người Do Thái Chính thống và Bảo thủ (trong các dạng khác nhau đáng kể) đề cập cả các quan hệ có tính chất tôn giáo cũng như dân luật. Tuy nhiên, không giống như Sharia, hiện nay không có quốc gia nào có luật pháp tuân theo Halakha một cách đầy đủ.

Ở mức độ nhỏ hơn thì hiện nay vẫn còn các khu vực trên thế giới áp dụng luật giáo hội, nó được tuân thủ bởi những người theo Công giáo và Anh giáo, và hệ thống pháp lý tương tự được sử dụng bởi Chính thống giáo Đông phương. Tuy nhiên, luật giáo hội Kitô giáo ngày nay gần như chỉ để phân xử các quan hệ tôn giáo chứ không giống như Sharia, trong đó nó liên quan tới cả dân luật (chẳng hạn các quyền về tài sản, hợp đồng, công ty, hiệp hội và đền bù tổn thất) cũng như luật hành chính.

Các bộ phận của luật


Trong nghĩa rộng, các bộ phận của luật pháp có thể phân chia trên cơ sở bên nào là bên có tố quyền. Một điều rất phổ biến là các lĩnh vực thực tế của áp dụng luật pháp có thể bao trùm nhiều bộ phận của luật pháp.

Luật


Lĩnh vực của luật tư (luật dân sự) là hệ thống pháp lý liên quan đến các bộ luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân hay pháp nhân (không nhà nước).

Luật tư có thể coi như là luật dân sự mở rộng, nó không chỉ là hệ thống dân luật thịnh hành ở nhiều quốc gia mà còn bao gồm cả những gì có trong dời sống pháp luật của một cá nhân mà không có sự chi phối mạnh mẽ của Nhà nước như hôn nhân gia đình, thừa kế, thương mại (nói chung là các lĩnh vực mà các bên liên quan thiết lập theo thỏa thuận là chính).

Luật tư quốc tế là sự mở rộng của luật tư để hướng dẫn cách xử sự, giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân hay pháp nhân thuộc các hệ thống tư pháp khác nhau (xuyên quốc gia). Nó bao gồm cả các hợp đồng thương mại như vận đơn (để vận chuyển) và các quyền cá nhân v.v đến thừa kế tài sản. Các thành phần quan trọng của luật tư quốc tế vẫn chưa được pháp điển hóa trong các điều khoản của các điều ước quốc tế (chẳng hạn lex situs - địa điểm thích hợp của quyền sở hữu tài sản) nhưng nói chung được công nhận tại các quốc gia và vì thế vẫn duy trì ở dạng luật tập quán.

Ví dụ: Khi ông A là người Việt Nam đi du lịch sang Hoa Kỳ, tại đây, chẳng may ông bị tai nạn giao thông, đưa vào bệnh viện, trước khi qua đời ông di chúc miệng lại cho con trai của ông đang ở Việt Nam tài sản là 100.000 USD mà ông đang gửi ở một ngân hàng tại Thụy Sỹ. Như vậy luật pháp của nước nào sẽ được dùng để xử lý di chúc này, đó là một trong rất nhiều lĩnh vực mà Luật tư quốc tế điều chỉnh.

Khi mà các quy định của luật tư quốc tế khác với các luật tư quốc gia thì ở đó tồn tại mâu thuẫn luật.

Luật công


Trong nghĩa chung nhất thì lĩnh vực của luật công là các sắc luật trong hệ thống luật pháp đang đề cập tới nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức nhà nước ở các cấp độ khác nhau, cũng như điều chỉnh các tranh chấp giữa tổ chức nhà nước với các cá nhân, pháp nhân khác (phi-nhà nước) trong phạm vi quốc gia đó. Các tổ chức nhà nước sử dụng tố quyền để khởi kiện các cá nhân vì các vi phạm hình sự cũng như các cá nhân/pháp nhân vì các vi phạm luật pháp khác. Luật công có thể chia thành 3 tiểu thể loại: hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự.

Tương tự, các cá nhân/pháp nhân cũng có thể khởi kiện các cơ quan, tổ chức nhà nước (công quyền) vì các tổn thất mà các tổ chức nhà nước đã gây ra cho họ. Nó bao gồm các nền tảng trên cơ sở các quy định, sắc luật được đưa ra vượt quá khả năng của họ hay dẫn đến các vi phạm các quyền cá nhân. Hai điểm đang đề cập này thông thường được bảo vệ bởi hiến pháp của quốc gia đó.

Luật tố tụng


Luật tố tụng là lĩnh vực của luật pháp điều chỉnh quy trình tiến hành vụ việc pháp lý. Nó bao gồm các quy trình như ai có thể có quyền đệ đơn tới tòa, đệ đơn ra tòa như thế nào, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng. Luật tố tụng thường được coi như là luật "bổ trợ" do nó là các bộ luật liên quan đến việc các bộ luật khác được áp dụng như thế nào. Thông thường, nó bao gồm các quy định tố tụng dân sự và hình sự, nhưng nó có thể bao gồm cả luật điều chỉnh bằng cứ, trong đó xác định cách thức như thế nào được phép sử dụng để xác nhận chứng cứ, cũng như luật liên quan đến các phương thức khắc phục hậu quả.

Luật hình sự


Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu phạm vào. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự. Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.

Luật quốc tế


Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, các thực thể quốc tế chưa đầy đủ,lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ. Hay giữa các công dân của các quốc gia khác nhau cũng như giữa các tổ chức quốc tế. Hai nguồn cơ bản của luật quốc tế là các luật tập quán và các điều ước quốc tế.


Triết học luật pháp


Triết học luật pháp thường được coi như là lý thuyết pháp lý. Lý thuyết pháp lý quy phạm thực chất là triết học chính trị, và đặt vấn đề là: "luật nên là gì?", trong khi đó lý thuyết pháp lý phân tích đặt câu hỏi là "luật là gì?". Câu trả lời theo chủ nghĩa công lợi của John Austin là luật là "những mệnh lệnh, được bảo đảm bằng sự đe dọa trừng phạt, từ một ông vua, cho những người có thói quen phục tùng". Mặt khác, những luật gia theo trường phái tự nhiên, như là Jean-Jacques Rousseau, chỉ ra là luật thực chất phản ánh đạo đức và những luật tự nhiên không thể thay đổi. Quan niệm "luật tự nhiên" xuất hiện trong triết học Hy Lạp cổ đại và gắn liền với khái niệm về công lý, và tái xuất trong dòng chảy văn hóa Phương Tây thông qua các tác phẩm của Thomas Aquinas.

Hugo Grotius, người sáng lập ra hệ thống luật tự nhiên duy lý thuần túy, lập luận rằng luật phát sinh từ đồng thời sự thúc đẩy của xã hội- như Aristotle đã từng nói-và lẽ phải. Immanuel Kant tin rằng một mệnh lệnh đạo đức đòi hỏi luật pháp "phải được chọn ra như là mặc dù chúng nên được giữ như một quy luật của tự nhiên". Jeremy Bentham và học trò của mình Austin, theo David Hume, tin rằng việc đồng nhất "là" và "nên là" là một vấn đề. Bentham và Austin ủng hộ luật pháp thực chứng; rằng luật pháp thực sự hoàn toàn tách biệt với "đạo đức". Kant cũng bị chỉ trích bởi Friedrich Nietzsche, người mà phủ nhận nguyên tắc bình đẳng, và tin rằng luật xuất phát từ ý chí hướng tới quyền lực, và không thể bị coi là "đạo đức" hay "vô đạo đức"

Năm 1934, Hans Kelsen, triết gia người Áo, tiếp tục truyền thống thực chứng trong cuốn sách của ông, Lý thuyết Luật pháp Thuần Túy. Kelsen tin rằng mặc dù luật pháp tách biệt với đạo đức, nó được gán cho "tính chuẩn mực"; tức là chúng ta nên tuân thủ nó. Trong khi luật pháp do con người đặt ra "là" một lời tuyên bố (ví dụ như tiền phạt cho hành vi đi ngược chiều trên đước cao tốc là 500); luật pháp cho chúng ta biết điều gì chúng ta "nên" làm. Do vậy, mỗi hệ thống pháp lý có thể đưa ra giả thuyết có một tiêu chuẩn cơ bản (Grundnorm) bắt chúng ta phải tuân theo. Đối thủ của Kelsen, Carl Schmitt, bác bỏ cả hai, chủ nghĩa thực chứng và khái niệm về nguyên tắc luật pháp vì ông ta không chấp nhận sự vượt trội của các nguyên tắc chuẩn mực trừu tượng so với các quyết định và địa vị chính trị. Do đó, Schmitt ủng hộ lý thuyết pháp lý của sự ngoại lệ, mà phủ nhận các quy phạm pháp luật có thể bao gồm tất cả kinh nghiệm chính trị.

Nguồn: #wikipedia.org
by Luật Sư
on 03.10.15 20:39
 
Search in: Thuật ngữ pháp lý
Chủ đề: Thuật ngữ pháp lý: Luật pháp
Trả lời: 0
Xem: 887

Luật đất đai: Tặng cho quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân

Ba mẹ tôi có cho tặng vợ chồng tôi một thửa đất trồng cây lâu năm. Lúc ra công chứng hợp đồng cho tặng chỉ có một mình tôi đứng tên nhận cho tặng, khi ra sổ hồng chỉ tên mình tôi, hợp đồng không ghi là ba mẹ cho riêng tôi, cũng không có văn bản khước từ tài sản tặng cho của vợ tôi.


Vậy xin hỏi luật, trường hợp như vậy vợ tôi có được quyền lợi gì trong bất động sản nêu trên hay không? Xin luật sư giải đáp giúp, chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.

Về nội dung bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 27 #Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.”

Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Như vậy, tất cả tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng, không thuộc trường hợp tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Điểm b Mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định:

“Trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng”.

Theo đó, nếu thuộc trường hợp tài sản chung của vợ chồng, mặc dù giấy tờ đăng ký quyền sử dụng đất chỉ đứng tên bạn, nhưng tài sản vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Quyền sử dụng đất nêu trên chỉ được xác định là tài sản riêng khi bạn chứng minh được tài sản này được tặng riêng.


by Lão Luật
on 03.10.15 13:31
 
Search in: Luật đất đai
Chủ đề: Luật đất đai: Tặng cho quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân
Trả lời: 0
Xem: 841

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?


Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau:

Căn cứ Điều 259 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

A) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
B) Phạm tội trong thời chiến;
C) Lôi kéo người khác phạm tội.


Nguồn: Công ty #Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:12
 
Search in: Dân sự - Thừa Kế - Hôn nhân
Chủ đề: Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?
Trả lời: 0
Xem: 770

Người lao động nước ngoài được cư trú tại Việt Nam theo hình thức nào?

Người lao động nước ngoài có thể cư trú tại Việt Nam theo một trong các hình thức như tạm trú hoặc thường trú tùy theo từng điều kiện cụ thể.


1. Tạm trú


Khi nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam theo thời hạn ghi trong thị thực. Trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì được tạm trú theo thời hạn quy định tại điều ước quốc tế đó; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì được tạm trú 30 ngày.

Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì thời hạn tạm trú là 15 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Sau khi được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thẻ tạm trú cấp cho người lao động nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm.

Người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được doanh nghiệp của người lao động đồng ý.

2. Thường trú


Người lao động nước ngoài có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp thẻ thường trú nếu có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh và đáp ứng các điều kiện: Có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam; đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên.

Người lao động nước ngoài được cấp thẻ thường trú được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam. Khi tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú, người lao động nước ngoài phải khai báo tạm trú theo quy định. Định kỳ 10 năm một lần, người lao động nước ngoài phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Khi xuất cảnh đến thường trú ở nước khác, người lao động nước ngoài phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Người lao độngnước ngoài được cấp thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.

Ngoài ra, #PLF cũng lưu ý người lao động nước ngoài khi tạm trú hoặc thường trú hợp pháp tại Việt Nam được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam; được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép.Trường hợp người lao động nước ngoài đi vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công ty #Luật PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 13:09
 
Search in: Dân sự - Thừa Kế - Hôn nhân
Chủ đề: Người lao động nước ngoài được cư trú tại Việt Nam theo hình thức nào?
Trả lời: 0
Xem: 515

Luật sở hữu trí tuệ: Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những đối tượng nào được quyền đăng ký sáng chế?


Công ty Luật Cương Lĩnh xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Theo quy định tại Điều 86, 89 #Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 9 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế do mình sáng tạo ra hoặc do mình đầu tư tạo ra sáng chế:

-  Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
-  Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc để tạo ra sáng chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
- Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên;
- Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên;
-  Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.


Nguồn: #doisongphapluat.com
by Lão Luật
on 03.10.15 13:05
 
Search in: Luật sở hữu trí tuệ
Chủ đề: Luật sở hữu trí tuệ: Ai có quyền đăng ký sáng chế?
Trả lời: 0
Xem: 782

Luật doanh nghiệp: Tạm ngừng hoạt động quá 2 năm bị xử phạt thế nào?

Tôi thành lập công ty năm 2010 mà sau khi thành lập xong nhưng do diều kiện tôi chưa hoạt động được nhưng tôi không thông báo tạm ngừng hoạt động giờ tôi muốn hoạt động lại thi phải làm sao và có bị xử phạt không?




Theo quy định tại Điều 156 Luật Doanh nghiệp và Điều 43 Nghị định của Chính phủ số 88 ngày 28/9/2006 về đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng hoạt động tối đa 2 năm và phải có thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế.

Do đó theo Điều 165. Xử lý vi phạm #Luật doanh nghiệp quy định như sau: “…

2. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:................................

đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;

e) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;”

Như vậy hình thức xử phạt đối với trường hợp này là doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh.


Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:01
 
Search in: Luật doanh nghiệp
Chủ đề: Luật doanh nghiệp: Tạm ngừng hoạt động quá 2 năm bị xử phạt thế nào?
Trả lời: 0
Xem: 598

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập hiện diện thương mại theo hình thức nào?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức nào?


Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.

1.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đối với doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập tổ chức kinh tế.Căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó các bên cùng kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận và chịu rủi ro chung mà không thành lập một pháp nhân mới. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.
Hình thức này cho phép các bên hoạt động với tư cách pháp lý độc lập, linh hoạt giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, vì không thành lập pháp nhân mới, #PLF lưu ý các bên ký kết hợp đồng #BCC cần thỏa thuận chặt chẽ về việc quản lý dự án, lựa chọn con dấu, quyền đại diện tham gia ký kết hợp đồng, v.v… để tránh những tranh chấp phát sinh trong quátrình hợp tác.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc bắt buộc liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định.Trong trường hợp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn gópcủa một thương nhân Việt Nam theo tỷ lệ luật định và phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

3. Chi nhánh và văn phòng đại diện
Hình thức thành lập hiện diện thương mại cuối cùng đó là các nhà đầu tư có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật nước thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp, sẽ được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nếu đã hoạt động không dưới 1 năm và được thành lập chi nhánh nếu đã hoạt động không dưới 5 năm.


Theo: Công ty #Luật PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 12:47
 
Search in: Luật doanh nghiệp
Chủ đề: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập hiện diện thương mại theo hình thức nào?
Trả lời: 0
Xem: 746

Lao động - Bảo hiểm: Chế độ ốm đau được hưởng thế nào?

Tôi đã đóng bảo hiểm tại công ty tôi đang làm việc được 5 tháng. 


Trong quá trình làm việc tôi bị ra máu, khi đi khám bác sĩ bác sĩ kết luận tôi bị doạ sẩy phải vào nhập viện 1 ngày và bác sĩ bảo tôi không được đi làm phải ở nhà nghỉ ngơi vậy trong những ngày tôi nghỉ ở nhà có được hưởng bảo hiểm không, nếu được tôi phải có những giấy tờ gì để được hưởng bảo hiểm?

Chúng tôi cung cấp cho bạn một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ đối với người bị ốm đau như sau:

Theo Điều 21, Luật BHXH thì “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH”.
Cụ thể, khoản 1, Điều 2 quy định:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.”
Điều 22, Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.”
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau, Điều 23, #Luật #BHXH quy định cụ thể: 
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.”
Như vậy, bạn có thể tham khảo nội dung các quy định chúng tôi viện dẫn ở trên để giải đáp thắc mắc của mình.



Nguồn: Công ty Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 12:41
 
Search in: Lao động - Bảo hiểm
Chủ đề: Lao động - Bảo hiểm: Chế độ ốm đau được hưởng thế nào?
Trả lời: 0
Xem: 840

Về Đầu Trang

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Chuyển đến