Hôm nay: 19.04.24 16:31

Tìm thấy 2 mục

Xử phạt hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động

Người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn trong việc tuyển dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.


Đề xuất trên được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất bổ sung một số quy định nhằm xử lý vi phạm về tuyển, quản lý lao động.

Cụ thể, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1- Không thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại điện nơi tuyển lao động về nhu cầu tuyển dụng lao động ít nhất 5 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động.
2- Không khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động quy định tại  Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP; 3- Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP; 4- Không lập sổ quản lý lao động theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi: Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm #HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn trong việc tuyển dụng lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất quy định biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc người sử dụng lao động phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại điện nơi tuyển lao động về nhu cầu tuyển dụng lao động; buộc người sử dụng lao động phải thực hiện khai trình sử dụng #lao-động; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; lập sổ quản lý lao động, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động theo quy định.

by Lão Luật
on 03.10.15 7:20
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Xử phạt hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động
Trả lời: 1
Xem: 1067

Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động

Từ ngày 20/03/2015 người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được người sử dụng lao động bồi thường hoặc trợ cấp tương ứng với quy định của pháp luật.


Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Theo đó, người lao động (#NLĐ) sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động (#NSDLĐ) ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau.

NLĐ bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.

Người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với NLĐ bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
NSDLĐ bồi thường đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng lần và theo nguyên tắc: Lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng #lao-động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Về mức bồi thường được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. NSDLĐ có thể tra bảng tính mức bồi thường hoặc tính theo công thức sau:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Trợ cấp tai nạn lao động

NLĐ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động; Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn)

Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Theo đó, mức trợ cấp được tính như sau:

Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động: ít nhất bằng 12 tháng tiền lương.
Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương.
Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: thì tra bảng tính mức bồi thường từ NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

Ttc: Mức trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ngoài ra, #PLF cũng lưu ý các doanh nghiệp, các mức bồi thường, trợ cấp như nêu trên là mức tối thiểu.Việc NSDLĐ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ ở mức cao hơn #luật định được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

Ngoài việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của #pháp-luật về bảo hiểm xã hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Công ty Luật #PLF
by Lão Luật
on 03.10.15 7:15
 
Search in: Chính sách mới
Chủ đề: Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động
Trả lời: 1
Xem: 1055

Về Đầu Trang

Chuyển đến