Hôm nay: 08.05.24 23:25

Tìm thấy 6 mục

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?


Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau:

Căn cứ Điều 259 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

A) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
B) Phạm tội trong thời chiến;
C) Lôi kéo người khác phạm tội.


Nguồn: Công ty #Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:12
 
Search in: Dân sự - Thừa Kế - Hôn nhân
Chủ đề: Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị đi tù không?
Trả lời: 0
Xem: 778

Luật doanh nghiệp: Thủ tục đăng ký kinh doanh shop quần áo thế nào?

Hiện tại gia đình tôi có mở một shop nhỏ kinh doanh quần áo. Không biết thủ tục đăng ký kinh doanh và các khoản thuế phải nộp trong trường hợp này của gia đình tôi là gì. 


Hiện tại công việc này chỉ có 2 vợ chồng tôi làm, không có thuê mướn nhân viên nào cả ư

Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.
 
Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP và Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán áp dung phương pháp tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trực tiếp trên doanh thu và thời hạn nộp thuế được điều chỉnh từ hàng tháng thành hàng quý. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu bằng(=) hoặc dưới mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT theo phương pháp khoán. Cụ thể như sau:

1. Về thuế Giá trị gia tăng:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ, xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 12, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ.
 
2. Về thuế Thu nhập cá nhân:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì xác định thu nhập chịu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cụ thể như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%
- Hoạt động kinh doanh khác: 12%

Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.

Chúng tôi xin cám ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục!


Nguồn: Công ty Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 12:56
 
Search in: Luật doanh nghiệp
Chủ đề: Luật doanh nghiệp: Thủ tục đăng ký kinh doanh shop quần áo thế nào?
Trả lời: 0
Xem: 570

Lao động - Bảo hiểm: Chế độ ốm đau được hưởng thế nào?

Tôi đã đóng bảo hiểm tại công ty tôi đang làm việc được 5 tháng. 


Trong quá trình làm việc tôi bị ra máu, khi đi khám bác sĩ bác sĩ kết luận tôi bị doạ sẩy phải vào nhập viện 1 ngày và bác sĩ bảo tôi không được đi làm phải ở nhà nghỉ ngơi vậy trong những ngày tôi nghỉ ở nhà có được hưởng bảo hiểm không, nếu được tôi phải có những giấy tờ gì để được hưởng bảo hiểm?

Chúng tôi cung cấp cho bạn một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ đối với người bị ốm đau như sau:

Theo Điều 21, Luật BHXH thì “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH”.
Cụ thể, khoản 1, Điều 2 quy định:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.”
Điều 22, Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.”
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau, Điều 23, #Luật #BHXH quy định cụ thể: 
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.”
Như vậy, bạn có thể tham khảo nội dung các quy định chúng tôi viện dẫn ở trên để giải đáp thắc mắc của mình.



Nguồn: Công ty Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 12:41
 
Search in: Lao động - Bảo hiểm
Chủ đề: Lao động - Bảo hiểm: Chế độ ốm đau được hưởng thế nào?
Trả lời: 0
Xem: 853

Luật hình sự: Khi nào không được khởi tố vụ án hình sự?

Khi nào không được khởi tố vụ án hình sự?


Công ty #Luật Vinabiz xin trả lời như sau:

Theo Điều 107 BLTTHS: Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.



Nguồn: Công ty Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 8:00
 
Search in: Luật hình sự
Chủ đề: Luật hình sự: Khi nào không được khởi tố vụ án hình sự?
Trả lời: 0
Xem: 596

Luật giao thông: Thay đổi màu sơn ô tô có bị xử phạt không?

Tôi muốn thay đổi màu sơn cho ô tô, như vậy tôi tự ý thay đổi màu xe liệu có bị xử phạt?


Topics tagged under vinabiz on Diễn đàn luật sư Việt Nam Thay-doi-mau-son

Tự ý thay đổi màu xe sẽ bị xử phạt. Ảnh minh họa.

Công ty #Luật Vinabiz xin trả lời như sau:

Màu sơn là chỉ số nhận dạng ô tô có cả trong giấy chứng nhận đăng ký ô tô và sổ chứng nhận kiểm định.

Vì vậy, khi thay đổi màu sơn, chủ phương tiện phải làm đơn xin đổi màu sơn tại cơ quan Cảnh sát giao thông địa phương. Sau khi được sự chấp nhận, chủ phương tiện đi sơn lại xe rồi quay trở lại cơ quan Cảnh sát giao thông để đổi lại giấy chứng nhận đăng ký có màu sơn mới. Khi tới kỳ kiểm định, cơ quan Đăng kiểm sẽ đổi lại màu sơn của xe bạn trong sổ chứng nhận kiểm định. Lưu ý là phải kiểm định tại cơ quan đăng ký gốc.

Nếu chủ phương tiện tự ý đổi màu sơn trước khi làm thủ tục đổi màu sơn đúng quy định thì sẽ bị xử phạt.

Theo Khoản 2 Điều 30 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP, đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng khi thực hiện hành vi tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.


Nguồn: Công ty Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 7:53
 
Search in: Luật giao thông
Chủ đề: Luật giao thông: Thay đổi màu sơn ô tô có bị xử phạt không?
Trả lời: 0
Xem: 856

Luật giao thông: Chưa đủ tuổi lái xe ô tô bị phạt thế nào?

Con trai tôi năm nay 17 tuổi nhưng đã biết lái ô tô. Trong một lần đi công tác cháu đã tự ý lấy ô tô để đi chơi và bị công an bắt. Xin hỏi với hành vi chưa đủ tuổi lái xe ô tô sẽ bị phạt thế nào?


Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau:

Về độ tuổi của người lái xe, tại khoản 1, Điều 60, Luật Giao thông đường bộ quy định như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, ở độ tuổi 17, con trai bạn chỉ được phép lái xe gắn máy có dung tích dưới 50 cm3. Trường hợp con trai bạn lái xe ô tô có nghĩa là đã vi phạm quy định về điều kiện người điều khiển xe cơ giới và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, tại khoản 6, Điều 21 quy định phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.



Nguồn: Công ty #Luật #Vinabiz/ #Nguoiduatin.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 7:48
 
Search in: Luật giao thông
Chủ đề: Luật giao thông: Chưa đủ tuổi lái xe ô tô bị phạt thế nào?
Trả lời: 0
Xem: 1191

Về Đầu Trang

Chuyển đến