Trang 1 trong tổng số 1 trang
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
* Nguồn gốc của pháp luật:
- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có pháp luật nhưng lại tồn tại những quy tắc ứng xử sự chung thống nhất. đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo.
- Các quy tắc tập quán có đặc điểm:
+ Các tập quán này hình thành một cách tự phát qua quá trình con người sống chung, lao động chung. Dần dần các quy tắc này được xã hội chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự chung.
+ Các quy tắc tập quán thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, do đó được mọi người tự giác tuân theo. Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án, dư luận xã hội buộc họ phải tuân theo.
-----> Chính vì thế tuy chưa có pháp luật nhưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trật tự xã hội vẫn được duy trì.
- Khi chế độ tư hữu xuất hiện xã hội phân chia thành giai cấp quy tắc tập quán không còn phù hợp nữa thì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người. trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời. để duy trì trật tự thì nhà nước cần có pháp luật để duy trì trật tự xã hội. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước không tách rời nhà nước và đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
* Bản chất của Pháp luật:
- Bản chất của giai cấp của pháp luật : pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật.
- Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phải phù hợp với quan hệ kinh tế xã hội của nhà nước.
- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội tuân theo một cách trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước.
*Đặc trưng của pháp luật
a- Tính phổ biến
Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với moi ngừoi cứ trú trên lãnh thổ nước nước đó và đối với mọi công dân.
Thuộc tính này được phân biệt qua các yếu tố biểu hiện như: Dự liệu tình huống điển hình, xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách xử lý khi không tuân theo.
b- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật bằng các điều khoản , vắn bản quy phạm pháp luạt và hệ thông văn bản quy phạm pháp luật tương xứng
- Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:
+ xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật
+ Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp.
+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật
+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản.
+ Phân định phạm vi, mức độ của hoặt động lập pháp, lập quy.
c- Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật
Để thực hiện, nhà nước đưa vào quy phạm pháp luật tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộc chung.
Nhà nước sử dụng các phương iện khác nhau để thực hiện pháp luật: phương pháp hành chính,, kinh tế, tổ chức tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các biện pháp này, biện pháp khác hay kết hợp các biện pháp truỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng.
d- Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động
- Tất cả các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp.
- Pháp luật khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tương đối dài và phải phù hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi, bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi.
* Vai trò của pháp luật:
- Pháp luật là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Duy trì thiết lập củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.
- Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới tăng cường mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.
- Bảo vệ và quyền lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội
- Pháp luật được xây dựng dựa trên hoàn cảnh lịch sử địa lý của dân tộc
- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.
-----> Như vậy, bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật trở thành phương tiện để:
Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.