#1

12.07.16 16:19

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Luật Tiền phong – Việc kết hôn với người nước ngoài được pháp luật quy định tiến hành với thủ tục “đặc biệt” hơn. Chính vì lẽ đó, việc ly hôn cũng được quy định thủ tục có chút khác biệt so với thủ tục ly hôn thông thường. Trong bài viết sau, chúng tôi xin giới thiệu về hồ sơ ly hôn với người nước ngoài.[/b]
1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài tại Điều 127 như sau:
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Theo đó, nếu ly hôn tại Việt Nam thì bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo thỏa thuận chung của các bên (bằng văn bản).
2. Hồ sơ ly hôn
Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài cần có các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn: Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của hai vợ chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Nếu đơn phương ly hôn thì cần có chữ ký của người viết đơn;
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng);
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng (bản sao công chứng);
- Giấy khai sinh của con (nếu có, bản sao);
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản của vợ chồng.
Nếu như hai vợ chồng kết hôn ở Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài, không rõ địa chỉ thì phải có xác minh của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã có tên trong hộ khẩu.
Nếu hai vợ chồng đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký tại Sở Tư Pháp sau đó mới được nộp đơn xin ly hôn. Trường hợp hai bên không tiến hành ghi chú mà vẫn muốn ly hôn thì trong đơn ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Trân trọng!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật