#1

08.06.16 10:36

avatar

vũ diệu hoa

Dân đen

Dân đen
Thừa kế là một chế định lớn trong pháp luật Dân sự. Trong[hhttp://luatdaiduonglong.com/dan-su/r]i (BLDS năm 2015- có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017), quy định về thời hiệu khởi kiện nhằm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế có nhiều điểm mới so với Bộ luật Dân sự năm 2005.

Khi đề cập đến [http://luatdaiduonglong.com/dan-su/blds-nam-2015-quy-dinh-nhu-the-nao-ve-thoi-hieu-khoi-kien-yeu-cau-chia-di-san-thua-ke.], Điều 645 BLDS năm 2005 quy định:“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản…là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, theo BLDS hiện hành, việc chia thừa kế phải tuân theo thời hiệu do pháp luật quy định là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) đối với mọi tài sản. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản để xác nhận quyền thừa kế của mình.

Thực tiễn triển khai quy định này trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập: Một mặt, thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10 năm là tương đối ngắn để thực hiện quyền khởi kiện. Mặt khác, BLDS năm 2005 không quy định cụ thể phương án xử lý những di sản thừa kế khi hết thời hiệu 10 năm.

Để giải quyết những vướng mắc nói trên, BLDS năm 2015  đã đưa ra quy định mới về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 623: “thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, theo BLDS sửa đổi, việc chia thừa kế vẫn phải tuân theo thời hiệu do pháp luật quy định. Tuy nhên, BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể: thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm.  

Đặc biệt, BLDS sửa đổi đã quy định rất rõ ràng phương án giải quyết đối với những di sản thừa kế đã hết thời hiệu khởi kiện. Đó là:

“Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”.

Quy định trên vừa tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế, vừa tạo điều kiện để khai thác triệt để công dụng của tài sản.

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật