#1

06.11.16 14:29

nguyenquocbao

nguyenquocbao

Dân đen
012136368500
Dân đen
“Phạm tội vì động cơ đê hèn”, “Gây cố tật nhẹ”, “Giết phụ nữ có thai”, “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là một số thuật ngữ thường được sử dụng trong pháp luật hình sự. Những thuật ngữ này tương đối dễ hiểu, tuy nhiên, để có thể vận dụng nó một cách chính xác, chúng ta cần phải nắm bắt được một cách chắc chắn nội hàm của những thuật ngữ này.


“Phạm tội vì động cơ đê hèn” là gì?

Phạm tội vì “động cơ đê hèn” là một tình tiết tăng nặng tương đối phổ biến trong Bộ luật hình sự 1999. Tình tiết tăng nặng này được nhắc đến tại điểm đ Khoản 1 Điều 48 BLHS. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là “động cơ đê hèn”.

Việc xác định tình tiết tăng nặng này trên thực tế phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Về mặt bản chất, có thể hiểu rằng động cơ đê hèn là xuất phát từ động cơ xấu, phản ánh bản chất của con người. Nó phản ánh sự ích kỷ cao độ của con người thể hiện thông qua hành động.

Trên thực tế, một số trường hợp mà chúng ta hay gặp sẽ được xem là “động cơ đê hèn” như:

Giết vợ hoặc chồng của mình để lấy vợ hoặc chồng khác
Đe dọa giết người, giết chủ nợ để trốn nợ.
Phạm tội đối với người là ân nhân của mình.
Giết phụ nữ có thai nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm.
Giết người nhằm mục đích cướp tài sản.
Đúng như bản chất của “động cơ đê hèn”, những hành vi trên đều thể hiện sự ích kỷ tột độ của bản thân của phạm tội thông qua những động cơ rất xấu. Chính điều đó đã lấn át hoàn toàn về mặt lý trí dẫn đến việc phạm tội. Trong tội giết người, chúng ta thường nhầm lẫn giữa 2 tình tiết định khung tăng nặng đó là giết người có tính chất côn đồ và giết người vì động cơ đê hèn. Tuy nhiên, giết người có tính chất côn đồ không xuất phát từ động cơ xấu mà lại xuất phát những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt hoặc gần như không có mâu thuẫn.

Mâu thuẫn nhỏ nhặt ở “tính chất côn đồ” được hiểu là sự mâu thuẫn hoàn toàn nằm trong giới hạn kiềm chế được của con người. Đồng thời, mâu thuẫn này có thể được dễ dàng giải quyết thông qua việc đối thoại.

Do đó, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật không đưa ra những định nghĩa cho khái niệm “động cơ đê hèn” hay “tính chất côn đồ”. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử, 2 khái niệm này cũng được xác định tương đối rõ ràng và cách hiểu của 2 khái niệm này cũng được thừa nhận một cách rộng rãi.

“Gây cố tật nhẹ” được hiểu như thế nào?

“Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là một trong những tình tiết để định tội cố ý gây thương tích tại Điều 104 BLHS 1999.

Theo hướng dẫn tại Mục 3.1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP, “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” được hiểu là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa lành được cho 1 số bộ phận cơ thể với tỷ lệ thương tật dưới 11%. Các trường hợp được liệt kê trong Nghị quyết này bao gồm: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

Trường hợp nào là “giết phụ nữ có thai”?

Đây là tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 93 BLHS 1999. Nhiều trường hợp trên thực tế xảy ra rằng người phạm tội tưởng là nạn nhân có thai và thực hành vi giết người. Tuy nhiên, khi giám định pháp y thì cơ quan giám định xác định rằng người phụ nữ bị giết không hề có thai. Hay ngược lại, khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội không biết là nạn nhân đang mang thai. Như vậy, trong 2 trường hợp này, trường hợp nào là trường hợp “giết phụ nữ biết là có thai”?

Cả 2 trường hợp này trên thực tế đều không được xem là giết phụ nữ mà biết là có thai. Bởi lẽ, tình tiết định khung tăng nặng này chỉ được áp dụng khi hội đủ 2 điều kiện về đối tượng tác động và ý thức chủ quan. Nói cách khác, người phạm tội phải biết được rằng người phụ nữ mình giết đang mang thai và trên thực tế người này đúng là đang mang thai thật. Thiếu đi 1 trong 2 điều kiện này thì tình tiết “giết phụ nữ biết là có thai” sẽ không được áp dụng.

“Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là gì?

“Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được xác định là tình tiết định khung tăng nặng căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Để được xem là “phạm tôi có tính chất chuyên nghiệp” thì Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP đã nêu rõ những điều kiện sau:

Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Nguồn: https://kienthucluathoc.wordpress.com/2016/10/30/thuat-ngu-phap-luat-hinh-su-ban-can-biet/

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật