Hôm nay: 29.03.24 6:27

Tìm thấy 4 mục

Kỹ năng thuyết trình cho học sinh phổ thông

Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi phát huy kỹ năng thuyết trình ở mức tốt nhất. 


Nếu các bạn học sinh phổ thông cũng áp dụng những kinh nghiệm dưới đây, thì chất lượng học tập sẽ được nâng lên đáng kể.

Qua rồi cái thời học sinh chỉ biết thụ động đọc – chép. Phương tiện giảng dạy hiện đại luôn có sẵn, nội dung bài học luôn đòi hỏi các bạn phải tích cực tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu thêm, hoặc ứng dụng thực tiễn. Do vậy, thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” nhằm làm tăng hiệu quả học tập.
Sau đây là một số kỹ năng thuyết trình bằng giáo án điện tử mà các bạn học sinh thường ít chú ý và hay mắc sai sót. Để đạt được hiệu quả tuyệt đối, các bạn nên:

Đoàn kết và có trách nhiệm

Các bạn học sinh phổ thông thường có thói quen làm việc lẻ tẻ, dù có chia nhóm thì đa phần nhóm trưởng đảm trách rất nhiều công việc, thậm chí còn “ôm sô toàn bộ”. Vì vậy, chỉ có nhóm trưởng đạt điểm cao, các thành viên khác chỉ việc “hưởng thụ”, không đóng góp chút công sức nào.

Lên đại học, bạn không thể làm việc kiểu đó. Một nhóm thuyết trình ở bậc đại học có thể tận 30 người nhưng họ vẫn làm việc hoàn toàn nghiêm túc, từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có trách nhiệm như nhau. Cả nhóm luôn phải thường xuyên hội ý, bàn giao công việc cho từng người và mọi thứ đều trao đổi qua email. Mọi người luôn phải nội tài liệu đúng thời hạn. Không ai bảo ai, nhưng họ đều có ý thức tốt, có tinh thần đồng đội, hết mình vì giáo án điện tử của mình. Khi tác phẩm được hoàn thành, mọi người cùng hội ý, bàn lại để chỉnh sửa.

Phân công “lao động”

Như đã nói, từng thành viên trong nhóm đều có việc phải làm. Bạn có thể chia ra và phân công cho mỗi người một trong những việc sau: tìm tư liệu ở một phần nào đó, tìm hình ảnh minh họa, tổng hợp và phân tích tư liệu, thiết kế nội dung trong Power Point, chỉnh sửa và trang trí, nghiên cứu kĩ để đứng trước lớp thuyết trình, ứng phó với những câu hỏi hóc búa từ các nhóm khác.

Sự bình đẳng

Khi thuyết trình trước lớp, nếu làm việc nhóm, các bạn nên để từng người trong nhóm thay phiên thuyết trình, như thế sẽ tạo hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán và bạn nào trong nhóm cũng hiểu bài, cũng phải tìm tòi để truyền tải nội dung bài học đến với các bạn nhóm khác. Hơn nữa, tránh thể hiện cái tôi cá nhân và luôn phải làm việc theo nhóm, không nên hành động lẻ tẻ, dễ dẫn đến những sai sót (ví dụ, trong lớp tôi có một bạn tự đứng trước lớp chê chính bài thuyết trình của nhóm mình, điều đó thể hiện sự mất đoàn kết nội bộ).

Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Thay-phien-nhau-thuyet-trinh-1024x596
Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Thay-phien-nhau-thuyet-trinh-1024x596

Khi thuyết trình nhóm, hãy thay phiên nhau để tạo hiệu quả cao hơn


Tích cực và tự tin

Các bạn sinh viên ở bậc đại học thường suy nghĩ thoải mái, dễ chịu hơn học sinh phổ thông nên họ tự tin và không sợ mất lòng người khác. Có những buổi thuyết trình xảy ra rất căng thẳng vì các nhóm luôn đặt vấn đề hỏi ngược lại nhau nhằm gây khó dễ cho nhau, hệt như một cuộc “đại chiến” thực thụ, nhưng nhờ sự khó khăn đó mà mọi người hiểu bài sâu hơn, nhận ra nhiều khuyết điểm từ đề tài của nhóm mình hơn, và rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhờ vậy, bài thuyết trình sau luôn chất lượng hơn bài thuyết trình trước và mọi người luôn tìm hiểu chuyên sâu trước khi thuyết trình vì sợ bị hỏi khó. Dù trong lớp, mọi người “đàn áp” nhau như thế, nhưng khi học xong vẫn vui vẻ thoải mái như thường. Các bạn học sinh nên chú ý kĩ điều này

Rút kinh nghiệm sau mỗi bài

Các sinh viên chúng tôi, tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình. Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, chúng tôi hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau làm việc tốt hơn. Các bạn học sinh thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm khi có hoạt động này. Hơn nữa, tinh thần tự giác của các bạn chưa cao. Các bạn còn thói quen “đùn đẩy trách nhiệm” và coi trọng điểm số, nếu có điểm thì làm tốt, không thì chẳng làm. Tinh thần đồng đội cũng chưa cao, nhóm không ổn định (nên việc quản lý thành viên và phân công nhiệm vụ cũng phức tạp).
Lên đại học, các bạn dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luôn phải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục. Tập những kỹ năng thuyết trình ngay bây giờ cũng là cách để các bạn chuẩn bị cho tương lai, khi bước chân vào môi trường đại học.

Sưu tầm: #kynang.edu.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:49
 
Search in: Kỹ năng thuyết trình
Chủ đề: Kỹ năng thuyết trình cho học sinh phổ thông
Trả lời: 0
Xem: 833

Một số cách để thuyết trình hiệu quả

Bạn đã biết cách thuyết trình chưa? Có bao giờ bạn tưởng tượng mình sẽ thuyết trình trước đám đông không? Đứng trước khán phòng bao nhiêu ánh mắt đổ dồn vào bạn, bạn có mất bình tĩnh không? 



Hay hồi hộp, run và không nói nên lời rồi hai tay cứ loay hoay mấy tờ giấy?… Vậy làm thế nào để không phải rơi vào tình huống đó? Lời khuyên sau đây giúp bạn có bài thuyết trình hiệu quả

CHUẨN BỊ THẬT KỸ.

Trước tiên bạn nên tìm hiểu về đối tượng khán giả sẽ tham dự buổi thuyết trình, để có cách ăn mặc, tâm lý, tác phong giao tiếp phù hợp và bạn phải chuẩn bị nội dung bài thuyết trình thật kỹ càng.

TƯƠNG TÁC TỐT VỚI KHÁN GIẢ.

Thông thường trong một buổi thuyết trình, nếu bạn quá chăm chú việc chuyển tải các nội dung căn bản, còn khán giả, họ cần ở bạn sự thiện cảm và tạo niềm tin cho họ. Vì vậy, bạn hãy thuyết trình một cách tự nhiên, thỉnh thoảng nhìn bao quát khán giả cùng với cử chỉ thân thiện, cũng như những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, pha chút hài hước nhẹ nhàng càng tốt.

TRÌNH BÀY NGẮN GỌN VÀ ĐƠN GIẢN.

Nếu bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, bạn hãy tự tin là mình sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung của bài thuyết trình để truyền tải đến khán giả một cách mạch lạc nhất.

MINH HỌA

Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn gọn, hoặc so sánh bằng những hình ảnh cụ thể, giúp khán giả hình dung rõ ràng, dễ hiểu hơn về điều bạn muốn nói.

NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Hãy làm chủ khán phòng bằng cách di chuyển linh hoạt trong khán phòng, sử dụng  ngôn ngữ cơ thể cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Nếu mất tập trung bạn có thể hít thở thật sau để lấy lại bình tĩnh và tự tin. Ngoài tra bạn hãy trang bị cho mình càng nhiều kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực thuyết trình càng tốt.

Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Ngon-ngu-co-the

Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giúp bài thuyết trình thêm thu hút


CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Nếu sử dụng PowerPoint, bạn có thể thiết kế một bài thuyết trình với minh họa với hệ thống biểu đồ, số liệu thống kê sẽ giúp khán giả tiện theo dõi. Nếu bạn khéo léo cài vào chương trình một chút âm nhạc nhẹ nhàng, phù hợp với không gian, bạn sẽ chinh phục được cả khán phòng đấy!

LUYỆN TẬP TRƯỚC

Bạn có thể luyện tập ở nhà, hoặc trước một tấm gương lớn hay bất cứ đâu bạn thấy thoải mái hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp nghe và góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm #kinh-nghiệm và phong cách tự tin cuốn hút hơn, cũng như việc nắm vững những nội dung cần thuyết trình, và bạn thể ước lượng thời gian.

CHUẨN BỊ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Ngoài việc trang bị kiến thức, bạn cũng nên  chuẩn bị sẳn câu trả lời cho các câu hỏi mà khán giả có thể hỏi và học hỏi cách ứng xử khéo léo. Tuy nhiên không nhất thiết bạn sẽ trả lời hết tất cả các câu hỏi của khán giả, bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người, như các câu hỏi về chi phí, tài chính…Bạn hãy chuyển đề tài những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự: Tôi e là chúng ta đề cập vấn đề này hơi sớm…ư

Chúc các bạn thành công!!!
Sưu tầm: #kynang.edu.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:47
 
Search in: Kỹ năng thuyết trình
Chủ đề: Một số cách để thuyết trình hiệu quả
Trả lời: 0
Xem: 920

Cách phân tích, đánh giá bài thuyết trình

Việc nghiên cứu các diễn giả khác là một kỹ năng cốt yếu quan trọng. Khả năng phân tích một bài thuyết trình hiệu quả sẽ đẩy nhanh hơn bước trưởng thành của bất kỳ diễn giả nào.



Bài viết này sẽ nêu lên một vài câu hỏi để bạn tự hỏi mình khi đánh giá một bài thuyết trình. Hãy đặt các câu hỏi này khi bạn tham dự một buổi thuyết trình, hoặc xem một đoạn video, hoặc đọc một diễn văn. Các câu hỏi này cũng áp dụng được khi bạn tiến hành một cuộc tự đánh giá về các bài thuyết trình của bạn.

Mục đích bài thuyết trình

Trong phân tích bài thuyết trình, việc nắm được mục đích của diễn giả là điều cốt yếu, vì nó có tác động đến bước đường bạn nghiên cứu nó.


  • Mục đích của diễn giả là gì? Là để giáo dục/định hướng? Để truyền cảm hứngtinh thần? Để thuyết phục? Để góp vui/giải trí?
  • Thông điệp cốt lõi được truyền tải là gì?
  • Tại sao diễn giả này lại thuyết trình đề tài này? Diễn giả này có phải là người thích hợp hay không?
  • Mục đích có được đạt đến hay không?



Khán giả và Bối cảnh bài thuyết trình

Một diễn giả sẽ cần phải dùng các kỹ thuật khác nhau để kết nối được với một đám đông người nghe lên đến 1500 người hơn là với đám đông chỉ có 15 người. Tương tự, các kỹ thuật khác nhau sẽ được dùng khi truyền thông với giới trẻ, khác với khi truyền thông với các lãnh đạo doanh nghiệp.


  • Bài thuyết trình này được nói ở đâu và khi nào?
  • Đâu là đối tượng chính yếu trong lớp khán giả? Kỹ sư? Sinh viên? Người già? Vận động viên? Lãnh đạo doanh nghiệp?
  • Khán giả đông hay ít?
  • Ngoài lớp khán giả chính ngồi trong khán phòng để nghe bạn nói, còn có khán giả mục tiêu nào khác ở bên ngoài không? (thí dụ, trên Internet hay các phương tiện truyền thông khác)



Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Khan-gia-va-boi-canh
Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Khan-gia-va-boi-canh
Hãy nghĩ tới bối cảnh và số lượng khán thính giả của buổi thuyết trình


Nội dung và cấu trúc bài thuyết trình

Nội dung bài thuyết trình cần phải được chọn lọc và tổ chức làm sao đó để đạt được mục đích chính yếu của bài thuyết trình. Tiêu điểm là quan trọng – các thông tin ngoài lề có thể làm yếu đi một lập luận.

Trước bài thuyết trình


  • Đã có diễn giả nào thuyết trình về đề tài này chưa? Thông điệp của họ có tương tự, không có liên hệ hoặc ngược lại với thông điệp thuyết trình của mình không?
  • Diễn giả được giới thiệu thế nào? Có thích hợp không?
  • Phần giới thiệu diễn giả có làm rõ cho thấy lý do tại sao khán giả cần phải nghe diễn giả nàynói chủ đề nàytrong lúc này hay không?
  • Ngôn ngữ cơ thể diễn giả thể hiện như thế nào khi bước ra sân khấu? Ngôn ngữ cơ thể lúc đó thường là dấu cho biết mức độ tự tin của diễn giả.



Mở đầu bài thuyết trình

Để tạo được ấn tượng ngay từ đầu với khán giả, lời lẽ câu chữ, ngôn ngữ cơ thể và những gì xuất hiện trong phần mở đầu bài thuyết trình là những yếu tố hết sức quan trọng quyết định thành công của buổi thuyết trình.


  • Lời mở đầu có trở thành chiếc lưỡi câu kéo khán giả đi vào bài thuyết trình hay không? Hay diễn giả chỉ mở đầu với câu nói khô khan, đại loại như “Tôi rất vui được đứng nói ở đây hôm nay.”
  • Bài thuyết trình được mở đầu bằng một câu chuyện? Một chuyện cười? Một số liệu thống kê gây sửng sốt? Một phát biểu gây tranh cãi? Một hình ảnh sống động?
  • Phần mở đầu có cho biết rõ mục đích của bài thuyết trình không?
  • Lời mở đầu có đáng ghi nhớ hay không?



Thân bài thuyết trình


  • Bài thuyết trình có cô đọng, tập trung vào tiêu điểmhay không? Chẳng hạn, mọi lý lẽ, câu chuyện, giai thoại có liên hệ chặt chẽ với mục đích chính yếu không?
  • Các ví dụ hay số liệu thống kê có được trưng ra để minh họa rõ nét cho các lập luận không?
  • Các hình ảnh ẩn dụ, so sánh có được dùng để làm người nghe dễ hiểu hơn không?
  • Bài thuyết trình có được tổ chức logic không? Có dễ để người nghe theo dõi không?
  • Diễn giả có tạo được chiếc cầu nối chuyển tiếp đi từ phần này đến phần kia của bài thuyết trình không?



Kết bài thuyết trình

Như phần mở đầu, những từ ngữ, ngôn ngữ cơ thể, và hình ảnh minh họa hỗ trợ trong phần kết bài cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Chúng phải tạo được dư âm vang vọng trong lòng người nghe.

  • Kết luận có súc tích?
  • Kết luận có dễ nhớ?
  • Nếu thích hợp, có một lời kêu gọi hành động không?



Các kỹ năng và kỹ thuật trình bày

Các kỹ năng trình bày giống như một thùng công cụ khổng lồ – các diễn giả tài ba nhất luôn biết rõ khi nào thì dùng công cụ nào và cho mục đích gì.

Sự nhiệt tình và kết nối với người nghe


  • Diễn giả có tỏ ra nhiệt tình không? Nhiệt tình thế nào?
  • Diễn giả có tương tác với người nghe không? Nó có hiệu quả không?
  • Thông điệp hướng đến khán giả hay hướng về diễn giả?



Sự hài hước


  • Diễn giả có nói gì hài hước không?
  • Sự hài hước diễn giả thể hiện có thích hợp với khán giả không?
  • Diễn giả có những khoảng dừng thích hợp trước và sau những từ ngữ, cụm từ, hay điểm trình bày quan trọng không?
  • Những gì hài hước ấy có ăn nhập với bài thuyết trình không?



Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Hai-huoc-khi-thuyet-trinh
Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Hai-huoc-khi-thuyet-trinh

Hãy hài hước – bài thuyết trình của bạn của bạn sẽ rất thu hút


Công cụ hình ảnh

  • Chúng có được thiết kế hiệu quả không?
  • Chúng có hỗ trợ hiệu quả các lập luận đưa ra?
  • Việc dùng các công cụ hình ảnh hỗ trợ có nhịp nhàng cùng lúc với lời diễn giả?
  • Chúng làm tăng hay giảm năng lượng của bài thuyết trình?
  • Chúng đơn giản và dễ hiểu?
  • Chúng có dễ thấy? (chẳng hạn, cỡ chữ đủ to, v.v.)



Ngôn ngữ cơ thể


  • Tư thế hay dáng điệu của diễn giả có toát lên được sự tự tin, tự chủ hay không?
  • Các cử chỉ có tự nhiên, đúng lúc, và hỗ trợ hiệu quả những gì đang nói?
  • Các cử chỉ có dễ thấy?
  • Việc tiếp xúc mắt có hiệu quả trong việc kết nối diễn giả với toàn bộ khán giả?



Giọng nói


  • Giọng diễn giả có dễ nghe không?
  • Diễn giả có linh hoạt trong việc tăng giảm âm lượng không?
  • Tốc độ có thay đổi không? Thường thì nó có chậm đủ để người nghe hiểu được?
  • Những khoảng dừng có được dùng để nhấn mạnh, tạo phấn khích hay kịch tính không?



Ngôn từ


  • Lời lẽ, từ ngữ, câu chữ diễn giả dùng có thích hợp với người nghe không?
  • Câu cú có ngắn gọn và dễ hiểu không?
  • Có biệt ngữ hay kiểu nói phức tạp không cần thiết không?
  • Công cụ tu từ nào được dùng đến? (chẳng hạn, sự lặp lại, điệp âm, quy tắc ba cụm từ, v.v.)



Những gì không sờ thấy được


  • Bài thuyết trình đem đến cho bạn cảm giác thế nào?
  • Bạn có bị thuyết phục không?
  • Bạn có muốn lắng nghe diễn giả này vào những lần sau không?
  • Có những ý tưởng hay kỹ thuật mới lạ nào chưa ai dùng đến không?



Sưu tầm: #kynang.edu.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:44
 
Search in: Kỹ năng thuyết trình
Chủ đề: Cách phân tích, đánh giá bài thuyết trình
Trả lời: 0
Xem: 724

Những kỹ năng thuyết trình trước đám đông thuyết phục

Với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu chốt cần có. 


Thuyết trình không còn là “trình bày, thuyết minh“, mà đã trở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung quanh.

Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Ky-nang-thuiyettrinhturoc-dam-dong

1. Tạo cảm xúc khi thuyết trình


Hầu hết những người #thuyết-trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 – 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó.

Nhiều người tin rằng khi mình nắm vững các kỹ năng nói, thì họ sẽ thành công. Tuy nhiên, cảm xúc lại đóng vai trò quan trọng hơn, cũng có thể nói tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản. Cũng như khi bạn biểu hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.
Topics tagged under kynang on Diễn đàn luật sư Việt Nam Ky-nang-thuiyettrinhturoc-dam-dong
Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài. Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng : những yếu tố trên có phải do năng khiếu thiên phú của một số người nào đó, nếu tôi sẵn là người thiếu tự tin, thì làm sao tôi làm được những điều này? Vâng, phần tiếp theo đây chúng ta sẽ giải đáp ngay : làm sao để có được sự tự tin?

2. Rèn luyện sự tự tin trước đám đông


Làm thế nào để có được tự tin luôn là một trong những chủ đề nóng trong những khóa học kỹ năng. Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ được gắn trên bằng “phần ngọn” là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể.
Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin. Nói cách khác, nếu bạn luôn nghĩ mọi thứ về bản thân mình tích cực, và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp đó, thì bạn sẽ nâng cao được lòng tự tin.

Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau : Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi : “vì sao bạn lại thiếu tự tin?”, sẽ nhận được những câu trả lời như “tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình…”. Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình. Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông.

Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng ta không học thuộc lòng, mà là nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt. Bạn có thể sử dụng mindmap (bản đồ tư duy) để làm hiệu quả hơn việc này. Từ đây, áp dụng những công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ có thể ngày một nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc tự nhiên.

3. Đặt ra giá trị tác động đến người nghe


Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho người nghe trong bài nói của mình.

Theo quy tắc diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh – một trong những diễn giả hàng đầu Việt Nam, thì thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.

Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.

Một mẹo nhỏ để có thể “xốc dậy” được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.
Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt người khác.

Theo: #kynang.edu.vn
by Lão Luật
on 03.10.15 13:36
 
Search in: Kỹ năng thuyết trình
Chủ đề: Những kỹ năng thuyết trình trước đám đông thuyết phục
Trả lời: 1
Xem: 869

Về Đầu Trang

Chuyển đến