Hôm nay: 29.03.24 1:22

Tìm thấy 2 mục

Kỹ năng sinh tồn: 10 "chiêu" đập tan cơn nóng giận

Quắc mắt, nói những lời cay nghiệt, đập phá mọi thứ, đóng sầm cửa, khóc như mưa,… tất cả những hành động giận dữ đó đều không nên có ở chỗ làm. 



Vậy khi bạn cáu giận với đồng nghiệp, sếp hay bực tức vì công việc không như ý, bạn phải làm sao?

Ở công sở, chúng ta nên kiềm chế cảm xúc, đừng để nó tự do thể hiện, nó sẽ làm xấu hình ảnh và ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp của bạn. Có 12 cách để "trị" con giận, bạn đã biết chưa?


1. Thư giãn để lấy lại bình tĩnh 

Trong cuộc họp nội bộ, khi có ai đó đánh giá thấp phong cách quản lý của bạn hay chỉ trích cách làm việc của bạn, đừng vội phản ứng một cách giận dữ. Hãy lấy lại sự bình tĩnh bằng vài phút thư giãn ngoài ban công và một tách trà nóng giúp đầu óc tỉnh táo. Khi đã bình tĩnh, con người ta ăn nói khôn ngoan hơn.

2. Hỏi rõ trước khi phản ứng 

Khi gặp điều không ưng ý, đừng vội “đốp” lại ngay. Hãy hỏi lại người nói xem ý họ định nói gì, nhỡ đâu bạn hiểu nhầm ý họ thì sao. Khi bạn đã bình tĩnh hỏi lại, người kia có thể cũng thấy mình hơi quá lời, và nói lại với ý nhẹ nhàng hơn, vậy là mâu thuẫn đã được hóa giải một cách đơn giản.

3. Áp dụng nguyên tắc "10 giây" 

Bạn đang "bí bách", bức bối trong lòng và chỉ muốn "xả" hết ra cho hả, hãy áp dụng cách hạ nhiệt bằng cách hít thở sâu và nhẩm đếm từ 1 đến 10. Đếm xong số 10 thì sự minh mẫn cũng quay trở lại.

4. Chia sẻ

Bí mật của các cơn giận là phải được trút ra mới hả. Vậy, thay vì trút ra những lời nóng giận với "đối thủ", bạn hãy tâm sự, kể lể với người đồng nghiệp thân. Như vậy, bạn vừa tránh được một cuộc cãi vã không đáng có, vừa nhận được những lời khuyên tốt từ đồng nghiệp.

5. Tìm niềm vui trong công việc 

Đừng làm xấu hình ảnh của mình bằng cách đấm bàn, đá ghế, hò hét loạn xạ hoặc hầm hập như một quả bom. Nên nhớ bạn đang ở trong một môi trường tập thể với những mối quan hệ phức tạp. Hãy quay trở lại với công việc, biết đâu, những cuốn hút chuyên môn sẽ giúp bạn quên đi cơn nóng.

6. Nhận dạng vấn đề 

Hãy cảnh giác, có thể người ta biết rằng bạn nóng tính, nên tìm cách chọc tức để làm hỏng hình ảnh của bạn. Đừng mắc bẫy nhé. Nếu họ thích vặn vẹo họ trong cuộc họp, hãy lường trước mọi câu trả lời và cho họ thấy rằng bạn chẳng "ngán" ai cả. Xác định được vấn đề và tìm hướng giải quyết chính là chìa khóa để hóa giải cơn giận.

7. Đừng tự gây họa

Bạn biết cô đồng nghiệp ngồi cạnh không thích bị làm phiền, sao còn cứ mượn đồ của cô ấy, khiến cô ấy nổi cáu và nói những câu không hay, làm bạn bực mình? Bạn biết anh chàng kia không biết đùa, ai động trêu tí là la ó, vậy sao bạn còn thích chọc ngoáy anh ta? Bạn đã biết cô nàng kế toán của công ty hay soi mói, chỉ trích, vậy thì hãy tránh xa cô ta ra. Đừng tự gây cho mình những mâu thuẫn.

8. Xem lại mình

Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và dềnh dang của bạn, trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình, có phải bạn như thế thật không? Nếu anh ta nói đúng thì bạn nên cảm ơn anh ấy đã chỉ cho bạn những điểm yếu của mình.

9. Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói

Bạn vẫn định cho nổ tung cơn giận ra vì nếu cứ yên lặng mãi, bạn sẽ điên mất. Vậy trước khi mở lời, thử nghĩ xem nếu mình nói câu này ra, người nghe sẽ cảm thấy thế nào. Nếu mình phải nghe những câu đó, mình sẽ phản ứng ra sao. Cân nhắc thật kỹ trước khi nói, bởi cái gì đã nói ra không rút lại được đâu.

10. Xin lỗi

Sau khi đã nguôi giận, nếu thấy mình đã làm gì thất thố, bạn nên xin lỗi mọi người xung quanh, những nạn nhân vô tình cũng phải chịu cơn giận của bạn, thậm chí xin lỗi cả người đã làm bạn tức nữa. Phương pháp dĩ hòa vi quý này rất có lợi: thứ nhất, nó khiến "đối thủ" của bạn thấy ngượng ngùng; thứ hai: mọi người sẽ thông cảm với bạn hơn, vì lúc đó bạn đang nóng mà; thứ ba: bạn sẽ suy nghĩ lại và thấy, hành động giận dữ là sai lầm.

Bạn thấy đó, ở công sở, chữ #NHẪN vô cùng quan trọng. Biết nín nhịn không phải là nhu nhược, đó chính là cách để bạn thể hiện bản lĩnh và sự mạnh mẽ của mình trước mọi người. Bạn nên nhớ, người ta đã từng đúc kết: "Phải mất nhiều năm để tạo dựng được danh tiếng, nhưng chỉ cần vài giây để hủy hoại tất cả". 


Theo Quốc Hưng - #Askmen - Dân Trí Online.
by Luật Sư
on 04.10.15 16:34
 
Search in: Kỹ năng sinh tồn
Chủ đề: Kỹ năng sinh tồn: 10 "chiêu" đập tan cơn nóng giận
Trả lời: 0
Xem: 708

Kỹ năng giao tiếp: Để trò chuyện như một “pờ rồ”

Kỹ năng truyền thông, giao tiếp tốt là yếu tố rất cần thiết để trở nên năng động, thông minh và đáng tin cậy trong công việc. 



Hãy thử làm theo các bước sau đây để là một "pờ rồ" trong mắt cấp trên, đối tác và đồng nghiệp…


Xây dựng một kế hoạch trong đầu


Biết đối tượng nghe của bạn là ai. Khi chuẩn bị bài nói chuyện, dù đó là trong một buổi tiệc hay là một buổi họp, bạn phải biết mình nói chuyện trước đối tượng nào để chọn một phong cách phù hợp.

Biết rõ chủ đề định nói. Xử lý trước những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể được mọi người đặt ra. Hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời. Luyện tập bài nói chuyện của bạn vài lần (nếu có thể, nên ghi âm và nghe lại nhiều lần, để bạn đánh giá được cách nói chuyện của mình). Trong những cuộc hội thảo hay hội thoại riêng tư, tránh những “cà kê” những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Luôn cẩn thận khi trình bày những quan điểm cá nhân.


Nói rõ ràng


Phát âm rõNói chậm rãi và phát âm tốt. Không có gì tệ hại hơn một người nói chuyện lầm bầm, hoặc luyến từ, hoặc nói quá nhanh đến nỗi người khác không hiểu bạn muốn nói gì.

Giọng nói chuyên nghiệpĐiều chỉnh lại giọng nói và thay đổi tốc độ giọng nói của bạn. Hãy ngừng một chút trước khi bạn đưa ra một quan điểm.

Nắm rõ ngữ pháp và cú pháp. Cấu trúc câu rất quan trọng. Thỉnh thoảng, nói một câu dài, nhiều thông tin là cần thiết. Nhưng tốt nhất, bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn. Bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến.

Đừng lưỡng lự. Tránh những tiếng "ừm", "à". Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó. Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu: "bạn biết đấy" hoặc "điều này chính xác có ý nghĩa gì?"…

Chọn từ ngữ cẩn thận. Đừng sử dụng những từ ngữ thô tục (dù là bạn có quen miệng). Tránh những từ tiếng lóng và cả việc phủ định hai lần theo cách "Tôi không thể không …"

Tránh sử dụng những từ ngữ cổ hay quá bác học. Thay thế chúng bằng những từ thông dụng, hiện đại, dễ hiểu, giản dị. 

Giới hạn lời lẽ. Đừng nói quá nhiều và nói không mạch lạc. Sử dụng sự hài hước có mức độ. Đừng cố gắng tỏ ra khôi hài đối với người lần đầu tiên bạn gặp. Có thể có người không thích sự hài hước của bạn. Trừ phi bạn có năng khiếu khôi hài, còn lại thì hãy cất những trò đùa trong những câu chuỵên của bạn. Đôi lúc bạn sẽ làm ai đó bực mình và tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.


Hãy tự nhiên


Tạo dựng vẻ ngoài. Thư giãn. Nhẹ nhàng. Sinh động. Lôi cuốn. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng "cứng đơ" như một khúc gỗ! Tuy nhiên, bạn cũng sẽ làm mọi người bực mình nếu cứ huơ chân múa tay liên tục. Hãy giữ im đôi tay của bạn nếu không cần thiết minh họa cho những ý nghĩ của bạn.

Luôn giữ sợi dây giao tiếp. Luôn hướng mắt về những người nghe bạn nói. Đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện.

Luôn là chính mình. Hãy tin vào những gì bạn nói. Nói với lòng nhiệt tình và sự tin chắc vào điều mình nói.



by Luật Sư
on 04.10.15 16:20
 
Search in: Kỹ năng giao tiếp
Chủ đề: Kỹ năng giao tiếp: Để trò chuyện như một “pờ rồ”
Trả lời: 0
Xem: 711

Về Đầu Trang

Chuyển đến