#1

25.11.16 20:27

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên

So sánh căn cứ áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất - Luật lao động


So sánh căn cứ áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 2016-110

So sánh căn cứ áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 2016-111

Căn cứ áp dụng kỷ luật lao động


Căn cứ xử lý kỷ luật lao động là cơ sở mang tính pháp lý mà dựa vào đó người sử dụng lao động quyết định xử lý hay không xử lý kỷ luật đối với người lao động. Những căn cứ cần có đó là:

1 - Hành vi vi phạm kỷ luật lao động:


Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi của người lao động vi phạm các nghĩa vụ lao động đã được quy định chủ yếu trong nội quy lao động của đơn vị, trong pháp lệnh lao động hoặc vi phạm những mệnh lệnh điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
Các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm kỷ luật là người lao động không thực hiện nghĩa vụ được giao mà đáng ra họ phải thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng không đầy đủ.
Khi xác định hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động, người sử dụng lao động phải chỉ rõ nghĩa vụ vi phạm : thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm… làm căn cứ để xử lý kỷ luật lao động một cách chính xác, khách quan.

2 - Lỗi của người vi phạm:


Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm kỷ luật lao động nói riêng, do vậy thiếu yếu tố lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động không thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với họ.
Người lao động bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ các điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ được giao nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được giao.
Việc xác định rõ lỗi, loại lỗi, mức độ phạm lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật lao động rất quan trọng, giúp người sử dụng lao động lựa chọn hình thức kỷ luật lao động phù hợp.
Ngoài các căn cứ đã nêu trên thì còn căn cứ vào ý chí chủ quan của người sử dụng lao động và căn cứ vào quá trình cống hiến, công tác, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người lao động nữa.

Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất


Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất là những điều kiện cần và đủ để người sử dụng lao động quy trách nhiệm vật chất đối với người lao động gây thiệt hại. Việc áp dụng  trách nhiệm vật chất chỉ được tiến hành khi có các căn cứ sau đây:

1 - Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động


Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó và như vậy là vi phạm các quy định của pháp luật và nội quy lao động.
Hành vi vi phạm kỷ luật lao động còn được hiểu ở góc độ là người lao động không có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình dẫn đến thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động.

2 - Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động


Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của người sử dụng lao động. 
Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu.

3 - Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản


Xác định quan hệ nhân quả này là quá trình chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động là do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động gây ra và sự thiệt hại là kết quả tất yếu của sự vi phạm đó. 
Nếu giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra không có mối quan hệ nhân quả này thì người vi phạm không phải bồi thường.

4 - Có lỗi của người vi phạm


Khái niệm: Lỗi là căn cứ quan trọng để buộc NLĐ bồi thường thiệt hại về vật chất. Lỗi là thái độ tâm lý của NLĐ có hành vi vi phạm KLLĐ gây thiệt hại về tài sản của NSDLĐ.
   Theo quy định của pháp luật thì trách nhiện bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào tình trạng tài sản (hư hỏng hay mất) áp dụng cả lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ngoài các căn cứ đã nêu trên, để giúp việc bồi thường thiệt hại được chính xác hiêu quả cần phải xét đến các điều kiện khác như: quá trình cống hiến, công tác, hoàn cảnh gia đình, tài sản cũng như ý thức kỉ luật trước, trong và sau khi vi phạm.

Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động chủ yếu có hai trường hợp :

  • Thứ nhất, làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao, hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
  • Thứ hai, làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.


Tài liệu tham khảo:
- Bộ luật lao động 2012;
- Giáo trình luật lao động Việt Nam - NXB công an nhân dân 2016;

- Giáo trình Luật lao động Việt Nam - NXB Đại học Vinh 2016;
- Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất - ThS. Diệp Thành Nguyên.

Bài làm còn nhiều sai xót, mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ mọi người, tôi xin trân thành cảm ơn!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật