#1

24.11.16 17:43

nguyenquocbao

nguyenquocbao

Dân đen
012136368500
Dân đen
Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay đã có những chế định bảo hộ chặt chẽ quyền tác giả đối với tác giả. Đồng tác giả với những nét tương đồng cũng như nét đặc trưng riêng của có thể được xem là một chủ thể của quyền tác giả hay không? Trong bài viết này, tác giả sẽ tiến hành phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến “đồng tác giả”.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 không đưa ra bất kỳ một khái niệm nào để diễn tả thế nào là “tác giả” hay “đồng tác giả”. Xét về mặt tư duy lập pháp, việc luật sở hữu trí tuệ không đưa ra 2 khái niệm cơ bản này là một sự thiếu sót tương đối lớn. Tuy nhiên, xét về mặt ý đồ lập pháp, đây là một điều khá hợp lý bởi lẽ khái niệm này đã được đề cập tại Bộ luật dân sự 2005.

Điều 736 Bộ luật dân sự 2005 đưa ra khái niệm “tác giả” và “đồng tác giả” thông qua phương pháp lồng ghép, theo đó:

“Người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm đó. Trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả”.

Như vậy, từ khái niệm được đưa ra ở trên của BLDS 2005 thì có thể dễ dàng rút ra được hai đặc trưng cơ bản của chế định “đồng tác giả”.

Thứ nhất, đó chính là đặc trưng về mặt số lượng. Một tác phẩm để có thể tạo nên từ các đồng tác giả thì phải có số lượng chủ thể ít nhất là hai. Nói cách khác, tác phẩm được tạo nên bởi một chủ thể duy nhất sẽ không bao giờ được xem là tác phẩm của đồng tác giả.

Thứ hai, đó chính là đặc trưng quan trọng nhất của việc xác định có hay không có sự xuất hiện của “đồng tác giả”, đồng tác giả phải là những người cùng sáng tạo nên tác phẩm. Quy định này của pháp luật hiện hành hoàn toàn mang tính chất định tính và chính điều này đã dẫn đến sự áp dụng pháp luật khác nhau của các Tòa án. Hiện nay, các quan điểm khoa học về việc đưa ra các tiêu chí để xác định việc “cùng sáng tạo nên tác phẩm” vẫn là tương đối khác nhau. Có quan điểm cho rằng, đồng tác giả phải có đóng góp đáng kể và trực tiếp và pháiự đóng góp này cần phải thể hiện ít nhất qua 2 trong 4 khía cạnh sau: (i) hình thành ý tưởng hoặc thiết kế, (ii) thu thập dữ liệu và xử lý, (iii) phân tích và diễn giải số liệu, (iii) chấp bút viết những phần đáng kể[1].

Theo quan điểm của tác giả, việc đưa ra những tiêu chí cụ thể để từ đó có thể xác định có hay không có sự tồn tại của “đồng tác giả” là không phải là một vấn đề dễ dàng bởi lẽ, đối với mỗi đối tượng của quyền tác giả thì mức độ đóng góp của chúng không thể được xác định bằng những tiêu chí như nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hiện nay pháp luật gần như giao hoàn toàn quyền định đoạt về xác định đồng tác giả cho các thẩm phán giải quyết vụ việc. Thay vào đó, pháp luật cần giới hạn một khung xác định cụ thể để dựa vào giới hạn này thẩm phán tiến hành thực hiện các công việc để chứng minh có hay không có đồng tác giả trong vụ việc đó. Cần lưu ý rằng khung giới hạn ở đây không nên được hiểu là một loạt các tiêu chí cụ thể, mà cần hiểu là khung giới hạn được lập nên để tránh việc chứng minh quá rộng của cơ quan có thẩm quyền, những vấn đề ngoài khung giới hạn này để không được xem là căn cứ để chứng minh có đồng tác giả. Sau khi có khung giới hạn này, các cơ quan có thẩm quyền dưới sự tư vấn của các cơ quan có chuyên môn vẫn cần phải xây dựng một số tiêu chí riêng biệt cho từng đối tượng của quyền tác giả để hạn chế đến mức tối thiểu sự áp dụng pháp luật thiếu thống nhất đối với việc xác định đồng tác giả.

Xem phần II tại [b]https://kienthucluathoc.wordpress.com/2016/11/20/dong-tac-gia-duoi-goc-do-phap-luat-so-huu-tri-tue-ky-ii//b]

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật