#1

11.08.16 10:46

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật

Luật Tiền Phong - Kết thúc hôn nhân là điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn. Tuy nhiên, cuộc sống nhiều ngã rẽ nên nhiều cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống và đi đến ly hôn. Vậy sau ly hôn con cái sẽ sống chung với ai? Con nếu còn nhỏ thì ai sẽ được quyền nuôi dưỡng? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của hai vợ chồng được xác định như sau:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Quy định ưu tiên này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của con vì con còn nhỏ, rất cần sự chăm sóc của mẹ. Tuy nhiên, quy định này không phải là tuyệt đối, người cha vẫn có thể giành quyền nuôi con nếu như người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng chăm sóc cho con.
Khi đó, để giành quyền nuôi con thì người cha cần chứng minh được:
- Thứ nhất, chứng minh về thu nhập, người mẹ không có thu nhập ổn định nên sẽ khó có thể cung cấp được điều kiện vật chất để có thể nuôi con.
- Thứ hai, chứng minh điều kiện gia cảnh, kinh tế gia đình không đáp ứng được cho con trong việc sinh hoạt, vui chơi, học tập,…người mẹ vợ mình có tư cách đạo đức không tốt, nếu tiếp tục nuôi dạy con sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến con khi lớn lên.
- Thứ ba, người mẹ nhưng chăm sóc cho con không được chu đáo, không quan tâm đến con nhiều, không có nhiều thời gian dành cho con,vỗ về con hay lối sống, đạo đức sống, quan hệ xung quanh không tốt có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tư cách đạo đức của con…
Đồng thời với đó, người cha  muốn được nuôi con thì cần phải chứng minh được những điều kiện, yếu tố mà mình có là hơn phía người mẹ, có thể đáp ứng tốt hơn cho con, đảm bảo cho sự phát triển của con.
Vì vậy, quyền ưu tiên cho người mẹ được quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi chỉ là  quyền ưu tiên hơn; nhưng nếu người mẹ không đáp ứng được trong khi đó người cha có điều kiện đầy đủ hơn, tốt hơn thì con được  giao cho cha nuôi dưỡng.
Như vậy, để xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trước dựa trên sự thỏa thuận của cha và mẹ. Nếu như không thỏa thuận được, cần đến sự quyết định của Tòa án thì trước hết căn cứ vào quy định của pháp luật về quyền ưu tiên đối với người mẹ, tiếp đến xét đến điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc của cha và mẹ để Tòa quyết định sẽ giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. Người còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như có quyền thăm nom con mà không bị cấm đoán.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Trân trọng!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật