#1

01.12.15 18:56

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên

Phân tích hoàn cảnh ra đời, đặc điểm tiến bộ trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (1460-1497)


1. Hoàn cảnh ra đời cuộc cải cách:


Sau khi triều đại nhà Hồ bị sụp đổ bởi quân xâm lược Minh, và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cũng đi vào thất bại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là do giặc Minh xâm lược nước ta vào cuối 1406 đầu 1407.

Trải qua gần 22 năm đặt ách xâm lược giặc Minh đã bị đánh đuổi về nước, tháng 4 năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu cho triều đại nhà Lê. Trải qua các đời vua Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434-1442), đất nước đang dần được khôi phục. Năm 1460 , Lê Thánh Tông lên ngôi kế thừa những thành quả của triều đại trước, có những điều kiện mới để xây dựng đất nước, song cũng đứng trước những khó khăn thử thách và có nguy cơ đưa xã hội đi vào khủng hoảng như thời cuối nhà Trần.

Như vậy xét về điểm xuất phát thì Lê Thánh Tông đã có phần danh nghĩa hơn Hồ Quý Ly, bởi lẽ ông đã danh chính ngôn thuận là con cháu nối nghiệp của nhà họ Lê, còn Hồ Quý Ly đã từng bước dùng những thủ đoạn để chiếm đoạt ngôi báu của nhà Trần trong thời suy vong. Nhà Trần đã quá nhu nhược và suy yếu để nhà Hồ từng bước nắm giữ quyền hành trong triều, âu cũng là một tất yếu của lịch sử. Song ở đây ta không bàn đến thế nước rơi vào tay ai, mà ở đây ta nói đến hoàn cảnh để dẫn đến sự ra đời cuộc cải cách cảu vua Lê Thánh Tông.

Nếu như nói Hồ Quý Ly tiến hành cuộc cải cách ngay trong lúc là quan trong triều nhà Trần, và ông tiến hành cải cách trong khi xã hội nhà Trần đã quá mục nát, suy vong sau đó ông lên làm vua thì tiếp tục đẩy mạnh cải cách. Thì ở đây Lê Thánh Tông tiến hành cải cách khi ông chính thức lên làm vua, và xã tắc, triều đình nhà Lê đang có dấu hiệu suy thoái, trung thần của đất nước bị giết hại, gian thần thì mặc sức kết bè phái cùng nhau bóc lột nhân dân. Qua đó cho ta thấy rằng về động cơ để tiến hành cuộc cải cách của cả nhà Hồ và nhà Lê đều xuất phát từ lòng yêu nước, muốn đưa đất nước ra khỏi sự khủng hoảng, để đem lại “Quốc thái dân an” .

Trở lại với tình hình xã hội thời Lê thì trong “Trung hưng ký” đã phản ánh như sau: “Nhân Tông mới hai tuổi, sớm lên ngôi vua…kẻ thân yêu giữ việc, tệ hối lộ công hành, phường dốt đặc nổi lên như ong. Người trẻ không biêt nghĩ, tự ý làm càn. Bán quan mua ngục, ưa giàu, ghét nghèo, bọn dạo sát thì được bổ dụng…”

Nhận thức được thực trạng trên của vương triều và đất nước, với tư chất thông minh, quyết đoán Lê Thánh Tông đã tiến hành chính sách và biện pháp cải cách ý nghĩa trên các mặt như : chính trị, kinh tế xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục. Công cuộc cải cách này và kết quả của nó là sự tiếp tục thực hiện định hướng và mục tiêu cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

2. Những đặc điểm tiến bộ trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.


Về chính trị : Nếu như nói thời nhà Hồ chủ trương gạt bỏ tất cả các tôn thất nhà Trần ra khỏi bộ máy chính quyền trung ương và thay vào đó là những Nho sĩ tri thức có tư tưởng cải cách, nhà Hồ đã tiến hành tuyển chọn, đề bạc và tổ chức thi cử để đào tạo tầng lớp quan lại mới ta. Thì đến thời của vua Lê Thánh Tông việc cải tổ bộ máy nhà nước cả về cấu trúc và chấn chỉnh quy tắc làm việc , hoàn thiện đội ngũ quan liêu từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức thi cử chặt chẽ. Bỏ qua các chức vụ cao nhất trong bộ máy quan lại như tể tướng, đại tổng quản..nhà vua trực tiếp điều hành quân đội, và cũng là tổng chỉ huy quân đội.

Như trên đã trình bày công cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có sự tiếp biến những tư tưởng cải cách của nhà Hồ, tuy nhiên ở đây chúng ta thấy được sự phát triển vượt bậc trong cuộc cải cách của nhà Lê đó là đưa ra được bộ luật tiến bộ nhất trong thời phong kiến ở nước ta, mang đậm nét sáng tạo và tinh thần thực tiễn của giai cấp phong kiến dân tộc trong giai đoạn đi lên, điều đó đã đem đến kết quả là xây dựng được một chế độ quân chủ quan liêu hoàn chỉnh, tăng cường chế độ quân chủ tập quyền.

Về kinh tế: Nếu như nói Hồ Quý Ly chủ trương thực hiện chính sách hạn nô, và hạn điền trong cuộc cải cách của mình thì đến thời vua Lê Thánh Tông đã chủ trương thực hiện chính sách lộc điền (ban cấp ruộng đất cho quý tộc quan lại cao cấp), và chế độ quân điền ( chia ruộng đất ở các làng xã cho nhân dân cày cấy, nộp tô thuế cho nhà nước, kể cả các cô nhi quả phụ cũng được chia nhưng tỉ lệ khác nhau ở mỗi tầng lớp giai cấp) điều này đã tác dụng củng cố bộ máy quân chủ quan liêu, phát triển giai cấp địa chủ là cơ sở mới để phát triển xã hội, ngăn cấm được sự thành lập và phát triển chế độ điền trang và sự bóc lột nông nô, nô tì, củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất địa chủ tá điền, đây là nền tảng của chế độ quan chủ quan liêu, tạo điều kiện cho nhà nước tập quyền nắm chắc hơn các cơ sở xã thôn, bảo vệ quyền sở hữu tối cao về ruộng đất.

Qua đó cho ta thấy rằng công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã có bước phát triển dài, và đã khắc phục được những hạn chế Hồ Quy Ly trước đó. Trước hết nhà Lê đã buộc chặc được nhân vào ruộng đất, đảm bảo cho việc bóc lột tô thuế, binh dịch và lao dịch. Mặt khác điều quan trọng hơn đó là tạo điều kiện chó việc phát triển chế độ tư hữu về ruộng đất mốt cách phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Thứ hai là vùa tạo được điều kiện cho cơ sở của kinh tế đaiaj chủ phát triển vừa kích thích sự phát triển của các nghành kinh tế khác.

Về quân sự: Vua Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội. Ông thường đích thân đi tuần phòng ở các biên ải xa xôi cùng với các binh lính đó là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị.

Nếu như nói rằng nhà Hồ đã chế tạo ra được khẩu “súng thần cơ” ( do Hồ Nguyên Trừng chế tạo) và “thuyền chiến cổ lâu” đi biển. Thì đến thời vua Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bật với việc chế tạo ra “khẩu súng hỏa công cá nhân” do tiếp thu kỹ thuật chế tác từ phương Tây, cùng với một số vũ khi thu được trong cuộc chiến với nhà Minh. Bên cạnh đó nhà Lê còn chủ trương kế thừa những vù khí chiến đấu thời nhà Hồ cho nê đã tạo thành những bộ vũ khí đa dạng và hùng mạnh.

Về giáo dục: Vua Lê Thánh Tông khởi xướng cho thành lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm 1484. Cùng với việc thiết lập thiết chế mới Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, tổ chức nhiều cuộc thi và rất nhiều tiến sĩ trạng nguyên đã đổ đạt. Đặc biệt là nhà Vua rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tranh gia lận trong thi cử.

Như vậy cho ta thấy được rằng công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã có nhiều thuận lợi hơn so với công cuộc cải cải cách của nhà Hồ, chính vì vậy đã đem lại nhiều tiến bộ trong việc củng cố và phát triển đất nước. Sự tiến bộ đó xuất phất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, xong về cơ bản có những nguyên nhân sau:

+ Lê Thánh Tông lên ngôi hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận ( là người nối nghiệp của nhà họ Lê) hợp lòng dân trăm họ.

+ Kế thừa được những thành tựu của các cuộc cải cách trước đó ( Khúc Hạo, Hồ Quý Ly)

+ Lê Thánh Tông là người thông minh, biết tiếp thu cái mới (Kỹ thuật làm súng của người Phương Tây). Trực tiếp thân chinh đi vi hành thực tế đời sống người dân, nên có những biện pháp cải cách thích hợp.

+ Tiến hành cuộc cải cách trong điều kiện xã hội đang có đấu hiệu suy thoái chứ không phải đã suy thoái và có mối họa ngoại xâm như thời nhà Hồ.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có những thành công nhất định và những thành công đó là một bước tiến trong lịch sử cải cách dân tộc.

 Phân tích cuộc cải cách tại cấp đạo của vua Lê Thánh Tông[/url
 
Phân tích những cải cách về quân đội của Lê Thánh Tông 
 Phân tích những cải cách hành chính của Lê Thánh Tông
 Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay 

Nguồn: Sưu tầm & tổng hợp bởi Sv Nguyễn Văn Thoáng - k56 khoa Luật - Đại học Vinh

(Bài viết mang tính chủ quan dựa trên các tài liệu sưu tầm nên có ý nào chưa đầy đủ, mong các bạn góp ý ở dưới)

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật