#1

28.11.15 14:18

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM



- Nội dung:
Đề cập đến sự hình thành, phát triển bộ máy tổ chức hoạt động của nhà nước ở Việt Nam từ ngày lập nước tới nay; sự xuất hiện, nội dung của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử

- Mục tiêu:
Cung cấp, trang bị cho SV những kiến thức cơ bản, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của NN& PL Việt Nam, qua đó vừa giúp SV hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, về hoạt động lập pháp ở Việt Nam, vừa có thể từ đó rút ra những bài học cho thực tiễn làm chuyên môn sau này

- Ý nghĩa của môn học
- Hiểu được nguyên nhân của sự hình thành cũng như quá trình diệt vong của Nhà nước, của chế định pháp lý
- Lịch trình tiến hóa của XH loài người, của các chế định pháp lý
- Cải thiện, xây dựng nền PL hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Bài giảng của giảng viên
2.Tập bài giảng LSNN và PL VN- Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh
3. Các tài liệu tham khảo khác có liên quan

NỘI DUNG


I. CHƯƠNG I 
SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM. NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC (THỜI HÙNG VƯƠNG)

II. CHƯƠNG II 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC (179 TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)

III. CHƯƠNG III 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP (905 – 1009) 

IV. CHƯƠNG IV 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (THẾ KỶ XI – THẾ KỶ XV)

V. CHƯƠNG V 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) 

VII. CHƯƠNG VI
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGUYỄN (1802 – 1858)

VIII. CHƯƠNG VII
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI THUỘC PHÁP (1858 – 1945)

Nguồn: Tổng hợp / Sv: Nguyễn Văn Thoáng - k56 Khoa Luật - Đại học Vinh
#2

28.11.15 14:28

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
I. CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.

NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC (THỜI HÙNG VƯƠNG)

1. Tiền đề của sự hình thành nhà nước Văn Lang- Âu Lạc


1.1. Tiền đề kinh tế
Nền kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ nhất định. Nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau
nền KT đã có sự chuyển biến cơ bản về mọi mặt.

1.2. Tiền đề xã hội
Xã hội có những chuyển biến quan trọng, là hệ quả từ sự phát triển của nền kinh tế.Chế độ mẫu hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Những gia đình nhỏ trở thành những đơn vị kinh tế độc lập.
Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chổ cho công xã nông thôn, kết hợp cả 3 quan hệ là láng giềng, địa lý và huyết thống 
1.3. Yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm
- Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu về các công trình thủy lợi ngày càng cấp bách.
- Giặc ngoại xâm từ phương Bắc dòm ngó, chuẩn bị xâm lược
- Bắt nguồn từ chổ nền sản xuất phát triển cao, sản phẩm làm ra nhiều, xã hội phân chia thành giai cấp, sự bóc lột giữa các giai cấp dẫn đến sự đấu tranh lẫn nhau.

* TẤT CẢ CÁC ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT NHÀ NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA MÁC - LÊNIN ĐÃ SẴN SÀNG

Nhà nước Văn Lang
Tổ chức NN Văn Lang đơn giản, chưa có PL và quân đội
- Tổ chức của nhà nước Văn Lang
+ Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang , đóng đô Văn Lang (Bạch Hạc – Phú Thọ ngày nay).
+ Cả nước chia thành 15 bộ . 
+ Đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương,giữ mọi quyền hành . 
+ Giúp vua cai trị có Lạc Hầu (tướng văn), Lạc Tướng (tướng võ ). 
+ Đứng đầu các bộ có Lạc tướng.
+ Đứng đầu công xã nông thôn(chiềng, chạ) là Bồ Chính . 

Quan hệ giữa NN và Công xã là QH lưỡng hợp – vừa đại diện cho các CX nhưng NN cũng bóc lột công xã, cho phép CX tự trị nhưng phải thuần phục NN.

Nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ : 

1.Vǎn Lang 文 郎 ( thuộc Bạch Hạc, Phú Thọ) 
2. Châu Diên 朱 鳶 (thuộc Sơn Tây) 
3. Phúc Lộc 福 祿 (thuộc Sơn Tây) 
4. Tân Hưng 新 興 ( thuộc Hưng Hoá - Tuyên Quang) 
5. Vũ Định 武 定 ( thuộc Thái Nguyên - Cao Bằng) 
6. Vũ Ninh 武 寧 ( thuộc Bắc Ninh) 
7. Lục Hải 陸 海 ( thuộc Lạng Sơn 
8. Ninh Hải 寧 海 ( thuộc Quảng Ninh) 
9. Dương Tuyến 陽 泉 ( thuộc Hải Dương) 
10. Giao Chỉ 交 趾 ( thuộc Hà Nội - Hưng Yên, Ninh Bình) 
11. Cửu Chân 九 真 ( thuộc Thanh Hoá) 
12. Hoài Hoan 懷 驩 ( thuộc Nghệ An) 
13. Cửu Đức 九 徳 ( thuộc Hà Tĩnh) 
14. Việt Thường 越 裳 ( thuộc Quảng Bình, Quảng Trị) 
15. Bình Vǎn 平文 (?) 

* Dưới bộ có các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ chính.

2. Nhà nước Âu Lạc 


Theo thư truyền, vào năm 214 TCN, nhà Tần xâm lược nước ta, Tây Âu – nơi của An Dương Vương Thục Phán là địa bàn bị xâm lược đầu tiên. Thục Phán đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống xâm lược và được nhân dân suy tôn làm người chỉ huy cao nhất. 5-6 năm chiến tranh đã thắt chặt quan hệ giữa người Tây Âu và Lạc Việt, đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Âu Lạc (kết hợp giữa Âu và Lạc) để thay thế cho Hùng Vương.

Tổ chức bộ máy nhà nước:
* Năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi Vua lấy hiệu An Dương Vương, đóng đô Phong Khê – xây thành Cổ Loa;
* Dưới Vua có chức quan Lạc hầu;
* Chia nước làm các bộ do các Lạc tướng đứng đầu;
* Công việc ở công xã nông thôn do Bồ chính và Hội đồng công xã giải quyết.
* Tổ chức quân đội chuyên nghiệp. (theo sử sách thì khoảng hơn 1 vạn), 

3. Tình hình pháp luật


* Thông qua một số tài liệu cổ của Trung Quốc như “ Hậu Hán Thư” của Phạm Việt biên soạn có thể biết nước Văn Lang- Âu Lạc đã có một nền pháp luật riêng biệt, khắc hẳn pháp luật Trung Quốc lúc bấy giờ.

- Về HNGĐ: 1 vợ 1 chồng, không sống lang chạ. Hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được gả về nhà chồng và có việc thách cưới; anh em trong gia đình biết nhường nhịn yêu thương nhau. Những tục lệ thể hiện qua câu truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh lấy một Mỵ Nương…
- Về dân sự: hình thành quy định về quan hệ sở hữu: chia tài sản cho người chết, nếu không sẽ bị xã hội lên án. 
- Về hình luật: Chúng ta chưa có tài liệu nào cho thấy sự xuất hiện của hình luật. Truyền thuyết Mai An Tiêm có thể cho thấy hành vi xúc phạm Vua bị coi là phạm tội có thể bị xử phạt lưu đày và người thụ hình xong có thể được xóa án và phục hồi quyền lợi.

* Hình thức pháp luật phổ biến là các tập quán pháp và các mệnh lệnh của nhà vua thông qua truyền miệng

Tóm lại, với sự ra đời của 2 nhà nước kế tiếp nhau là Văn Lang và Âu Lạc đã đánh dấu 1 bước ngoặc có tính lịch sử trong xã hội nước ta trước đây. Từ chổ mông muội đi đến thời đại có nhà nước.
Mặc dù vậy nhưng sự tồn tại của Văn Lang – Âu Lạc chỉ trong thời gian ngắn. Cuộc chiến chống Triệu Đà xâm lược thất bại đã đẩy đất nước lâm vào thảm họa hơn 1000 năm Bắc thuộc. Lịch sử dân tộc sang 1 trang mới – Thời kỳ Bắc thuộc
#3

28.11.15 14:41

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
Code:
http://violet.vn/thcs-vithuy-haugiang/present/showprint/entry_id/10200194
#4

Sponsored content


Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật