#1

28.10.15 14:58

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
 SO SÁNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TÂY
 
I:Sự giống nhau

- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được

     - Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản).
      -
Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước.
     - Đặc trưng của Nhà nước:
 + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc;
 + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược.

 - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản
  + Chức năng đối nội:
· Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ.
· Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền.
· Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông )


+ Chức năng đối ngoại:
· Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa trong nội bộ đất nước.
· Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác: Đồng thời với tiến hành chiến tranh xâm lược các nhà nước chủ nô cũng phải tổ chức phòng thủ bảo vệ đất nước, thể hiện ở hàng loạt các hoạt động như xây dựng quân đội mạnh, xây dựng các pháo đài thành lũy, chuẩn bị cơ sở vật chất, tiến hành các hoạt động quân sự khi cần thiết .


II: Sự khác nhau

 
A,Phương Đông
 
1:.Bộ máy nhà nước
a,Thời gian:
     Phương Đông ra đời sớm hơn ( khoảng 4000-3000 năm TCN) so với phương Tây (khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI. TCN).
 
b,Hình thành:
     Ở phương Đông các nhà nước được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điều kiện thiên nhiên không chỉ tạo ra những thuận lợi mà còn sẵn có những thử thách. Bất cứ cộng đồng dân cư nào cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên và yêu cầu quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành, phát triển rất chậm chạp. “ Trong hình thức Á châu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dụng của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu chung về ruộng đất mà thôi ”( Các Mác – Bàn về xã hội tiền tư bản ).

       Như vậy, nguyên nhân của thực tế lịch sử ở phương Đông đó là việc không có chế độ tư hữu ruộng đất: sự phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa thật sâu sắc và mức độ phân hóa chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình thành nhà nước ở phương Tây. Bởi vậy ở phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn đối kháng chưa phát triển đến mức gay gắt không thể điều hòa được. Nhưng dù trong hoàn cảnh như vậy, nhà nước vẫn phải ra đời bởi chính công cuộc trị thủy - thủy lợi, không chỉ duy trì chế độ công hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm. Bên cạnh đó còn có một số tác nhân khác, ví dụ nhu cầu tự vệ. Có thể khẳng định rằng nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hóa xã hội đã ở một mức độ nhất định

c,Hình thức:

   Là nhà nước quân chủ với các hình thức phổ biến sau:
·       Nhà nước quân chủ quý tộc
·       Nhà nước quân chủ phân quyền
·       Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
 
d,Đặc trưng:
   Mọi quyền lực tập trung chủ yếu trong tay nhà vua ( quyền lập pháp,hành pháp,tư pháp).Nôi vua theo chế độ cha truyền con nối
 
e,Cấu trúc nhà nước:
    Đứng đầu nhà nước là nhà vua ( ở Ai Cập gọi là Pha-ra-ông,ở Lưỡng Hà là Enxin-người đứng đầu,Trung Quốc gọi là Thiên Tử-con trời,ở Ấn Độ gọi là Pagio…).Vua chuyên chế có quyền lực vô hạn,tuyệt đối,quyết định các vấn đề chiến tranh hay hoà bình..Ngoài quyền lực về hành chính,vua còn nắm quyền lực tối cao về tôn giáo và thường được coi là đại diện,hiện thân dòng dõi của thần thánh.
  Sau vua là hệ thống quan lại gồm toàn quý tộc: Viên quan lớn cao giúp vua trị nước ở Ai Cập là Liđia,ở Trung Quốc gọi là thừa tướng (đứng đầu quan văn) và Thái Uý (đứng đầu quan võ),Dưới nữa là các quan giữ tài chính,lương thực,tư pháp,chỉ huy quân đội…
  Bộ máy nhà nước cổ đại Phương Đông thường có 3 chức năng chính:
- Quan lại phụ trách tài chính,coi sóc bảo tàng,giữ quốc khố…
- Quan lại chỉ huy quân đội,tiến hành chiến tranh xâm lược,bóc lột các nước khác.
- Quan lại coi sóc công tác thuỷ lợi,xây dựng đền đài….
.
2:Cơ sở kinh tế- xã hội
 
a)Kinh tế:
  Kinh tế phương Đông cổ đại là nền kinh tế nông nghiệp, chế độ công hữu chiếm ưu thế
      
           
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image002
 a.1: Hoạt động nông nghiệp
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image004
 a.2: làm ruộng
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image006
    a.3:Chăn nuôi gia súc
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image008
 a.4:Hoạt động thương nghiệp
 
b:Xã hội
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image010
 Quý tộc và nô lệ ở Phương đông
 
B: Phương Tây
 
 Lược đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây:
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image012
 
 
1:.Bộ máy nhà nước

 a, Thời gian:

 Bộ máy nhà nước phương Tây ra đời muộn hơn nhà nước phương Đông
 
b,Hình thức:
  Ở phương Tây, Ăngghen đã chỉ ra ba hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước :
·         Một là, nhà nước Aten – hình thức thuần túy và cổ điển nhất – ra đời hoàn toàn do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Nhà nước Aten là kết quả trực tiếp của sự phân hóa tài sản và phân chia giai cấp rõ nét, đòi hỏi nhất thiết phải có thay thế cơ quan thị tộc giàu có.
·       Hai là, nhà nước Giéc-manh – hình thức được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời dưới ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải thực hiện cai trị trên đất La Mã, chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Giécmanh. Khi nhà nước thành lập, dấu hiệu của sự phân hóa giai cấp còn mờ nhạt. Cùng với quá trình củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì xã hội Giecmanh mới chuyển sang xã hội có giai cấp.
·        Ba là, nhà nước Rôma cổ đại. Ở đây, quá trình xuất hiện của nhà nước được thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Rôma.
 
c,Đặc Trưng:
 Đứng đầu nhà nước không phải là vua,quyền hành không năm hết trong tay vua
 
d, Bộ máy nhà nước:
   Khác với bộ máy nhà nước phương Đông,đứng đầu nhà nước Phương Tây không phải Vua mà là Đại Hội Công dân.Trong các đại hội,chỉ có nam giới được tham dự,Đại hội bầu ra các quan chức nhà nước,thảo luận và thống nhất các đạo luật, quyết định chiến tranh hay  hoà bình và các vấn đề phát triển của đất nước….
   Sau Đại Hội công dân là hội đồng dân biểu : Ở Hy Lạp có khoảng 400 đến 500 đại  biểu thay mặt toàn dân thường trực giữa 2 kỳ Đại Hội Công dân ; Ở La mã có viện nguyên lão hay viện nguyên lão có quyền xác nhận những nghị quyết của Đại Hội Công dân thông qua các dự án trước khi Đại Hội Công dân thảo luận
   Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc và có nhiệm kì một nam và có thể bị bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
 



2: Cơ sở kinh tế,xã hội
 
a)   Kinh tế:
   Các quốc gia cổ đại phương Tây, nền kinh tế phát triển theo hướng thương nghiệp thị trường ,có điều kiện để phát triển mạnh các mặt: Nông,công thương,hàng hải . Chế độ tư hữu chiếm ưu thế
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image014
  a.1:Chợ,hải cảng ở Pirê
 
b) Xã hội:
   Ở các quốc gia cổ đại phương Tây (điển hình như các quốc gia thành bang của Hi Lạp, La Mã cổ đại), nô lệ là lực lượng chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã hội
 
So sánh giữa chế độ phong kiến phương đông và phương tây - VOL Clip_image016
  b.1:Nô lệ ở Rô-ma
#2

20.09.16 19:13

avatar

xem qua sơ

Khách viếng thăm

cảm ơn bạn nha, bài viết khá ổn tuy nhiên hình ảnh hỏng hết rồi
#3

16.01.17 13:19

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
Chào các bạn, đây là bài viết đầu tiên vẫn còn sơ sài, đợi vài bữa nữa mình sẽ update bảng so sánh phong kiến ở phương đông và phương tây nha, cảm ơn các bạn đã chọn xem bài viết này!
#4

Sponsored content


Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật