#1

28.07.16 15:22

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Luật Tiền Phong – Theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên mà có thủ tục ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình. Vậy giữa hai thủ tục này có gì khác nhau. Luật Tiền Phong xin giới thiệu về hai thủ tục này trong bài viết sau đây.
1.  Thế nào là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương
Ly hôn thuận tình là việc ly hôn do yêu cầu của cả vợ và chồng, cùng đồng ý ly hôn. Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định tại Điều 54 về trường hợp này như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”
2. Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình khác nhau như thế nào?
Trường hợp thuận tình ly hôn là do yêu cầu của cả hai bên vợ và chồng cùng đồng ý ly hôn và tự nguyện ly hôn. Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn.
Tuy vậy, với cả hai trường hợp này Toà án đều bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải trước, nếu hòa giải không thành thì mới tiến hành giải quyết cho ly hôn.
Thuận tình ly hôn, về bản chất là cả hai bên cùng đồng ý ly hôn do đó thường thì hai bên đã thỏa thuận được về việc ly hôn, thỏa thuận trước về chia tài sản, về người chăm sóc con cái. Khi đã có thỏa thuận của hai bên (thỏa thuận không trái pháp luật) thì Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về chia tài sản, con cái của hai bên. Trường hợp nếu không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản và giải quyết người trực tiếp nuôi con cũng như nghĩa vụ cấp dưỡng…
Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên đứng ra yêu cầu ly hôn nên thường không đạt được các thỏa thuận về tài sản và con cái. Vì thế thường thì Tòa án sẽ quyết định việc phân chia tài sản và người nuôi
Thủ tục giải quyết việc đơn phương ly hôn thường sẽ lâu hơn thuận tình ly hôn bởi nhiều nguyên nhân như: Bị đơn (người không muốn ly hôn) không ra tòa án; tranh chấp về tài sản, về quyền nuôi con, hay một bên ốm đau, tai nạn, gặp bất trắc không tham dự phiên tòa,… Đây là một trong những nguyên nhân kéo dài thời hạn giải quyết vụ việc ly hôn.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Trân trọng!
#2

30.07.16 11:37

Hoa Lan 89

Hoa Lan 89

Dân đen
0989364989
Dân đen
Em chào anh/chị!
Em có cầu hỏi muốn tham khảo, anh/chị có thể trả lời giúp em với ạ.
Gia đình em hiện tại bố mẹ em đều đứng tên sổ đỏ nhưng sau này nếu 1 trong hai người mất đi thi người còn lại có toàn quyền quyết định về mảnh đất đó mà không cần phải có ý kiến con cái đúng không ạ? ( gia đình thi chỉ có 3 mẹ con em có tên trong hộ khẩu, bố em không có tên nên bố em có quyền tự quyết mảnh đất đó không ạ? em có xem sổ đỏ thi chi ghi là ông bà không ghi là hộ gia đình. Anh/chị có thể trả lời giúp em không ạ? Em cảm ơn ạ!Em chào các anh chị!
Em có cầu hỏi muốn tham khảo, anh/chị có thể trả lời giúp em với ạ.
Gia đình em hiện tại bố mẹ em đều đứng tên sổ đỏ nhưng sau này nếu 1 trong hai người mất đi thi người còn lại có toàn quyền quyết định về mảnh đất đó mà không cần phải có ý kiến con cái đúng không ạ? ( gia đình thi chỉ có 3 mẹ con em có tên trong hộ khẩu, bố em không có tên nên bố em có quyền tự quyết mảnh đất đó không ạ? em có xem sổ đỏ thi chi ghi là ông bà không ghi là hộ gia đình. Anh/chị có thể trả lời giúp em không ạ? Em cảm ơn ạ!
#3

02.08.16 8:58

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Tiền Phong! Đối với trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Thứ nhất, sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi cư trú của công dân và quản lý hành chính về dân cư theo quy định của Luật cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013) chứ không có giá trị xác định về quyền sở hữu tài sản.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Theo đó, người sử dụng đất hợp pháp được xác định là người được ghi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người”. Như bạn trình bày trên sổ đỏ có ghi tên bố mẹ bạn, nghĩa là quyền sở hữu mảnh đất đó thuộc về cả hai bố mẹ bạn theo quy định trên và bố mẹ bạn có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất đó mà không cần phải hỏi ý kiến của các con.
Thứ hai, về quyền sở hữu mảnh đất nếu một trong hai người bố hoặc mẹ của bạn mất đi.
Trường hợp trước khi mất bố hoặc mẹ bạn để lại di chúc thì quyền sở hữu đất sẽ được chia theo di chúc đối với phần đất của bố hoặc mẹ bạn.
Trường hợp trước khi mất bố hoặc mẹ bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì quyền sở hữu đất được chia theo người thừa kế theo pháp luật như sau: nếu bố hoặc mẹ bạn mất trước thì người kia sẽ được một nửa quyền sử dụng đất, một nửa còn lại sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Khi bố hoặc mẹ bạn là người còn sống muốn bán mảnh đất đó thì gia đình bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và bố hoặc mẹ bạn chỉ có quyền bán đối với phần đất được chia sau khi khai nhận di sản thừa kế.
Hy vọng với những giải đáp trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Tiền Phong 19006289.



[/justify]
#4

02.08.16 9:07

Hoa Lan 89

Hoa Lan 89

Dân đen
0989364989
Dân đen
Em cảm ơn câu trả lời của anh/chị ạ. Cho em hỏi thêm 1 chút là nếu như muốn bổ sung tên con vào trong sổ đỏ có được không ạ? cho e biết thủ tục bổ sung tên vào sổ đỏ ạ. Em cảm ơn!
#5

02.08.16 10:28

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Bạn Hoa Lan 89 thân mến! Bạn có thể cung cấp thêm thông tin là đất của gia đình bạn ở đâu và diện tích bao nhiêu m2 được không bạn?
#6

02.08.16 10:36

Hoa Lan 89

Hoa Lan 89

Dân đen
0989364989
Dân đen
Dạ , Nhà em ở Thanh Hóa và diện tích khoang 57 - 60m2 ạ.
#7

02.08.16 12:03

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Theo quy định của pháp luật thì khi bố mẹ bạn muốn cho các con cùng đứng tên trong sổ đỏ thì bố mẹ bạn có thể làm thủ tục tặng cho một phần sau đó các con cùng đứng tên trên sổ đỏ với bố mẹ. Tuy nhiên trên thực tế thông thường thì bố mẹ bạn phải làm thủ tục tách thửa, sau đó mới tiến hành thủ tục tặng cho con. Các con sẽ đứng tên trên sổ đỏ được tách ra. Trường hợp đất gia đình bạn lại ở Thanh Hóa thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách phải đảm bảo tối thiểu là 40 m2 đối với đô thị; 50 m2 đối với xã đồng bằng và 60 m2 đối với xã miền núi theo quyết định 463/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa nên với diện tích trên thì gia đình bạn không đủ điều kiện để tách thửa.
Vậy gia đình bạn chỉ có thể làm thủ tục tặng cho từ bố mẹ cho con.
#8

27.10.17 10:01

huutan333

huutan333

Dân đen
01658187568
Dân đen
Chưa lập gia đình tôi nghĩ mọi người cũng nên tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình các ơn bác đã chia sẽ thông tin này
#9

Sponsored content


Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật