#1

11.03.17 10:49

linhlinh94

linhlinh94

Dân đen
01299013344 https://www.facebook.com/profile.php?id=100009826063211&fref=ts
Dân đen
Hòa giải tranh chấp đất đai với mục đích nhằm giải quyết, loại trừ các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh với sự tham gia của trung gian hòa giải là bên thứ ba để thuyết phục, hỗ trợ các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp tốt nhất.

Đặc điểm của phương pháp hòa giải tranh chấp đất đai

- Quá trình hòa giải tranh chấp đất đai không phải chịu sự tác động và chi phối bởi các quy định bắt buộc của pháp luật cũng như các quy định khuôn mẫu về thủ tục hòa giải tranh chấp.
- Có sự tham gia của bên thứ ba
- Trong quá trình hòa giải, không có bất kỳ một cơ chế pháp lý nào có thể đảm bảo việc thi hành cam kết của các bên tranh chấp, kết quả của việc hòa giải phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên xảy ra tranh chấp.
Luật đất đai: Đặc điểm của phương pháp hòa giải tranh chấp đất đai Hoa-giai-tranh-chap-dat-dai-1
Hòa giải tranh chấp đất đai – Luật Tiền Phong

Ưu điểm của phương pháp hòa giải tranh chấp đất đai

- Chi phí thấp
- Thủ tục hòa giải không gò bó, được tiến hành nhanh gọn và tiết kiệm được thời gian.
- Hòa giải vì lợi ích của cả hai bên nên mang tính thân thiện nhằm tiếp tục phát triển và giữ gìn các mối quan hệ kinh doanh. Do vậy ít gây ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn, hợp tác vốn có của các bên;
- Các bên có quyền tự lựa chọn, định đoạt địa điểm tiến hành hòa giải cũng như bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải, vì vậy có thể tìm một trung gian hòa giải có những hiểu biết nhất định về vấn đề mà các bên đang tranh chấp;
- Có thể giữ được bí mật vấn đề tranh chấp và kinh doanh.

Hạn chế của phương pháp hòa giải tranh chấp đất đai

- Hòa giải viên không có quyền  áp đặt bất cứ vấn đề gì hoặc đưa ra một quyết định ràng buộc nào đó đối với các bên đang xảy ra tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai phụ thuộc vào sự nhất trí và đồng thuận của các bên mới có thể xem xét việc tiến hành hay không. Khác với phán quyết của tòa án hay của trọng tài, thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành.
- Hình thức giải quyết không công khai mà khép kín có thể nảy sinh những điều trái pháp luật hay tiêu cực.
Trên đây là một số Ưu và khuyết điểm của phương pháp hòa giải tranh chấp đất đai. Quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc cần được tư vấn giải đáp vui lòng liên hệ Văn Phòng Luật Tiền Phong để được hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật