#1

21.07.16 10:31

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Luật Tiền Phong – Cùng với việc giải quyết ly hôn là việc phân chia tài sản, việc quyết định con cái do ai nuôi và các vấn đề liên quan khác của cả hai vợ chồng. Vậy nếu một trong hai bên không muốn chia tài sản thì phải làm thế nào?
1. Chia tài sản của vợ chồng sau ly hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 38 như sau:
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Khi ly hôn vợ, chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc phân chia dựa trên ý chí của cả hai bên, đi đến thống nhất bằng văn bản thỏa thuận và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Nếu không muốn thỏa thuận tự phân chia hay có thỏa thuận nhưng không thể thống nhất được thì có thể yêu cầu trong đơn ly hôn gửi Tòa án về việc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản. Khi giải quyết ly hôn Tòa án sẽ đồng thời tiến hành giải quyết về tranh chấp tài sản này.
Như vậy, nếu không thể thuận tình ly hôn thuận tình cả về việc phân chia tài sản thì một trong các bên vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản giúp. Trường hợp nếu khi ly hôn thỏa thuận rằng hai bên sẽ tự thỏa thuận phân chia nhưng sau đó không muốn chia tài sản nữa mà chiếm giữ một mình thì khi đó bên kia vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản này. Tòa án xem xét, giải quyết, có bản án thì buộc bên kia phải chấp hành theo như nội dung bản án.
2. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Theo như quy định bên trên đã trình bày, vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc nhờ Tòa án giải quyết. Theo đó, luật định về nguyên tắc phân chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tại Điều 59 như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mới nhất hiện nay, có thể thấy những điểm mới tiến bộ. Cụ thể có thể nói đến ở điều luật này là nguyên tắc phân chia tài sản của vợ, chồng còn tính đến cả yếu tố lỗi của mỗi bên trong quan hệ vợ chồng. Theo đó, góp phần bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên vợ/chồng.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được tư vấn pháp luật miễn phí. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi trường hợp có thể.
Trân trọng!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật