#1

07.11.16 16:05

nguyenquocbao

nguyenquocbao

Dân đen
012136368500
Dân đen
Nhắc đến hành vi giết người thì dân luật thường ngay lập tức nghĩ đến Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Tuy nhiên, liệu có phải bất cứ khi nào có hành vi giết người thì tội danh đều được xác định theo Điều 93 BLHS hay không?

Định tội gì khi có hành vi giết người?
Câu trả lời là không. Điều 93 Bộ luật hình sự quy định về tội giết người trong khoa học pháp lý hình sự được xem như là một cấu thành chung. Nói cách khác, khi có hành vi giết người mà không thỏa các cấu thành riêng được quy định tại một số điều luật như Điều 94 (Tội giết con mới đẻ), Điều 95 (Tội giết người đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều 96 (Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng)… Một khi các dấu hiệu của tội phạm không thỏa mãn các điều trên thì mới có thể định tội danh tại Điều 93 BLHS.

Dưới đây tác giả sẽ tiến hành phân tích về một số tội danh có chứa đựng hành vi giết người điển hình.

Tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009)
Đây là tội phạm được các nhà làm luật quy định với mục đích xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ, những hủ tục lạc hậu không phù hợp với đường lối, chính sách hay bối cảnh hiện nay. Người mẹ đẻ là chủ thể duy nhất có khả năng phạm tội này. Nạn nhân chính là con của người phạm tội. “Con mới đẻ” là một thuật ngữ mang tính định tính và pháp luật hình sự không quy định cụ thể thế nào là “con mới đẻ”. Tuy nhiên, theo thực tiễn xét xử từ Tòa án thì con trong vòng 7 ngày tuổi sẽ được xem là con mới đẻ. Người mẹ trong trường hợp này phải chịu ảnh hưởng do phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng thường mang tính định tính, thực tế cho thấy, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp đứa trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc người mẹ không có khả năng nuôi dưỡng đứa bé. Khung hình phạt của tội danh này so với các có chứa đựng hành vi giết người là tương đối thấp với khung từ Trên thực tế, hiện nay tội phạm này rất hiếm xảy ra trên thực tế vì trình độ dân trí đã ngày càng được nâng cao.

2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009)

Đây có thể được xem là tội giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Chủ thể thực hiện tội phạm này là người không còn nhận thức đầy đủ hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hoàn toàn khả năng nhận thức[1]. Nạn nhân là chính là người trực tiếp gây ra tình trạng kích động mạnh cho người phạm tội thông qua hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với chính người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội. Pháp luật hình sự sử dụng thuật ngữ “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, tuy nhiên, trên thực tế các trường hợp gây kích động không chỉ nằm trong phạm vi phạm pháp luật mà còn là những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức được thừa nhận rộng rãi một cách nghiêm trọng. Đối tượng mà nạn nhân hướng đến đó chính là bản thân của người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội. Trên thực tế, việc xác định thế nào là đủ để gây kích động mạnh là một việc rất khó bởi lẽ đối với cùng một hành vi thì trạng thái tâm lý của mỗi người phản ứng trước hành vi đó là rất khác nhau. Do vậy, để có thể xác định một cách khách quan thì cần có sự xem xét trong tổng thế các yếu tố: hoàn cảnh, địa điểm, thời gian, , bối cảnh và cả diễn biến trong quá khứ. Một trong những yếu tố quan trọng của tội phạm này đó chính là việc thời điểm bị kích động phải trùng với thời điểm gây án. Chính xác hơn, ngay sau khi người phạm tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, họ ngay lập tức có hành vi tước bỏ mạng sống của nạn nhân. Đây là điều kiện tối quan trọng, bởi lẽ, về mặt khoa học pháp lý, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn và ngay sau khoảng thời gian này thì trạng thái tinh thần của họ trở lại bình thường như trước[2]. Lúc này hành vi phạm tội của họ sẽ cấu thành Tội giết người (Điều 93 BLHS).

3. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009)

Để có thể định được tội phạm này thì trước hết cần chứng minh được dấu hiệu có tồn tại hành vi phòng vệ chính đáng. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ đặt ra khi có hiện diện sự tồn tại của hành vi phòng vệ chính đáng theo các căn cứ tại Điều 15 Bộ luật hình sự.

Tội danh này được xác định thông thường dựa trên 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, có hành vi tấn công hiện hữu xảy ra trên thực tế. Hành vi tấn công này là hành vi tấn công trái pháp luật và xâm phạm một cách nghiêm trọng các lợi ích được Nhà nước bảo vệ. Đối với tội danh này, hành vi tấn công đươc xác định là hành vi tấn công của nạn nhân.

Thứ hai, có căn cứ rõ ràng để đánh giá rằng hành vi chống trả của người phạm tội là hoàn toàn vượt quá giới hạn cần thiết để có thể phòng vệ. Việc đánh giá hành vi chống trả cần thiết hay không không hoàn toàn dựa vào việc xác định hành vi chống trả có cường độ mạnh mẽ hơn hành vi tấn công hay không. Việc xác định này trên thực tế là tương đối phức tạp do nó đòi hỏi phải có sự xem xét tổng thể các yếu tố khác nhau như: vũ khí, phương tiên, phương pháp mà 2 bên đã sử dụng; hoàn cảnh, bối cảnh nơi xảy ra vụ việc, trạng thái tâm lý của 2 bên

Xem thêm nhiều bài viết tại https://kienthucluathoc.wordpress.com/category/hinh-su/

Nguồn: https://kienthucluathoc.wordpress.com/2016/11/07/hanh-vi-giet-nguoi-co-the-cau-thanh-nhung-toi-gi/

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật