#1

12.08.16 15:58

avatar

Luattienphong

Dân luật

Dân luật
Luật Tiền Phong – Ly hôn là điều mà bất kì cặp vợ chồng nào cũng đều không mong muốn khi có quyết định gắn bó chung sống với nhau bằng việc kết hôn. Tuy nhiên, khi cuộc sống vợ chồng không êm thấm, cuộc sống chung không thể kéo dài nữa thì buộc họ phải đi đến quyết định cuối cùng là ly hôn.
1.  Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với ly hôn đơn phương
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
- Về thẩm quyền theo cấp của Tòa án, Điều 33 quy định:
“1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện”.
- Về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quy định tại Điều 35 như sau:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”.
Căn cứ theo quy định trên đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì nộp đơn xin ly hôn và giải quyết ly hôn tại Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu như hai vợ chồng có nơi ở cư trú khác nhau. Có nghĩa là vợ/chồng sẽ nộp đơn và giải quyết ly hôn tại Tòa án nơi chồng/vợ đang cư trú, làm việc.
Tuy nhiên, giữa hai người cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết ly hôn tại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu muốn. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
2.  Hồ sơ ly hôn đơn phương
Kèm theo đơn xin ly hôn thì đương sự cần nộp kèm theo những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao);
- Chứng minh thư nhân dân của vợ và chồng (bản sao);
- Giấy khai sinh của con (nếu có, bản sao);
- Các giấy tờ chứng minh tài sản của vợ chồng.
Sau khi nộp đơn, Tòa án sẽ xem xét, thụ lý vụ án và thông báo cho đương sự. (Đơn có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đều được chấp nhận).
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Trân trọng!

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật