#1

01.01.16 16:10

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên

Chương 1: Nhà nước và pháp luật thế giới thời cổ đại


A. Quá trình hình thành nhà nước, pháp luật


a. Nguồn gốc Nhà nước


Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.

Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời.

Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực...
Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa (nguyên nhân xã hội).

Chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc, bào tộc là cách thức tổ chức đầu tiên của loài người trong buổi bình minh. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, mọi người đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ, trong quyền lợi và nghĩa vụ. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên, đặc biệt khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lầ thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sau hai lần phân công lao động, xã hội đã có sự phân tầng. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư ngày một tăng cao. Điều này dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba, giao lưu hàng hoá tăng nhanh và thương nghiệp xuất hiện. Sau lần phân công lao động thứ ba này, xã hội đã bị phân hoá một cách sâu sắc. Do sự phân công lao động nên các ngành kinh tế phát triển mạnh, làm cho sản phẩm lao động ngày càng nhiều lên dẫn đến dư thừa. Lúc này trong xã hội đã xuất hiện một số người có quyền lực công nhiên đi chiếm đoạt phần sản phẩm dư thừa đó và biến nó thành của riêng. Chế độ tư hữu về tài sản dần dần xuất hiện. Những người này dần dần trở thành những người chuyên đi bóc lột còn bộ phận đông dân cư trở thành những người bị bóc lột cả về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Chế độ tư hữu ngày càng được củng cố và phát triển tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳnh nhau đó là tập đoàn những người giàu có (chủ nô), tập đoàn nông dân-thợ thủ công với chút ít tài sản (bình dân) và tập đoàn thứ ba là tù binh chiến tranh và nô lệ (nô lệ).

Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt, làm cho chế độ công xã nguyên thuỷ trước đây với thị tộc, bộ lạc không thể kiểm soát, quản lý xã hội được nữa, mà cần một tổ chuác mới ra đời, đó chính là nhà nước.Nhà nước ra  đời, đó là sự thay đổi hẳn về lượng. Đó là một bộ máy bạo lức, gồm có quân đội, cảnh sát, nhà tù...để đàn áp những người lao động.

b. Nguồn gốc pháp luật


Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị.
Trước khi pháp luật xuất hiện, tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và chiều sâu, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật.

Pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình thức khác nhau.

      - Con đường thứ nhất là “luật pháp hoá”, “nhà nước hoá”. Nhà nước thừa nhận và nâng lên những tập quán có lợi cho mình. Đó là “ tập quán pháp”. Có tập quán được nhà nước chính thức thừa nhận và đưa vào nội dung bột luật, nhưng cũng cõ những tập quán được nhà nước mặc niên thừa nhận. Như vậy có tập quán pháp thành văn và tập quán pháp không thành văn. Điển hình là ở các nước phương Đông như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...

      - Con đường thứ hai là do nhà nước ban hành mới. Do nhu cầu điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp, phong phú, sâu và rộng mà tập quán pháp không thể điều chỉnh được hết. Pháp luật được tồn tại dưới dạng thành văn và bất thành văn. Pháp luật thành văn ra đời ngay từ khi xuất hiện chữ viết.VD như luật 12 bảng của La Mã cổ đại, bột luật Hammurabi của Lưỡng Hà cổ đại....
      
c. Đặc điểm hình thành nhà nước ở phương Đông


ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực những con sông lớn. Điều kiện tự nhiên đã chứa đựng trong đó cả ưu đãi và thử thách. Bất cứ một cộng đồng nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi. Mặc dù ở phương Đông chế độ tư hưu về ruộng đất gần như không có, xã hội bị phân hoá chậm chạp đồng thời tính giai cấp rất hạn chế và mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt, quyết liệt như ở phương Tây nhưng trong môi trường kinh tế xã hội mới như vậy nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thuỷ, thuỷ lợi không chỉ là yếu tố duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả năng tổ chức công cộng chống lũ và tưới tiêu. Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước. Nhà nước ra đời sớm, cả về thời gian và không gian, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông.

Trong tất cả phạm vi các cộng đồng, tầng lớp quý tộc lúc ban đầu vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”.
#2

01.01.16 16:12

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
B. Nhà nước ở một số quốc gia tiêu biểu


1.1. Phương Đông cổ đại


1.1.1. Ai Cập:

    1.1.1.1. Quá trình ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại
Qua những tài liệu và tư liệu khảo cổ học cũng như theo sự ghi chép của các sử gia Hy lạp Herodotes, Diodore, Strabon và nhất là Manetho với tài liệu “Lịch sử Ai Cập” cho chúng ta thấy Ai Cập là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Văn minh Ai Cập phát triển ở vùng Đông Bắc châu Phi, trải qua 4 giai đoạn là Tảo vương quốc (3200 – 3000 TCN), Cổ vương quốc (3000 – 2200 TCN), Trung vương quốc (2200 – 1570 TCN) và Tân vương quốc (1570 – 1100 TCN). Xã hội có giai cấp và Nhà nước xuất hiện vào thời kỳ đầu của Cổ vương quốc.
Trước khi Nhà nước hình thành, đất nước Ai Cập tồn tại các thiết chế chính trị đầu tiên gọi là các châu (Nome), được hình thành do sự tan rã của các công xã thị tộc. Đứng đầu mỗi châu là thủ lĩnh (nomarque), ông ta có quyền tổ chức chính quyền, quân đội, tụ hội nhân dân và xây dựng các công trình thủy lợi để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 3200 TCN, bằng các cuộc chiến tranh chính phục và thôn tính, vua Thượng Ai Cập là Menes đã đánh chiếm Hạ Ai Cập và sát nhập hai vùng này thành một nhà nước thống nhất và đến thời Cổ vương quốc, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Bước sang thời Trung – Tân vương quốc, nhà nước Ai Cập đã đạt đến sự phồn thịnh và trở thành một đế quốc rộng lớn có lãnh thổ trải dài từ Bắc Phi sang tận Trung Đông, Nam Á. Thiết chế chính trị - xã hội được hình thành với đầy đủ những đặc tính cơ bản của nó.

    1.1.1.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội (TW – địa phương)
Đứng đầu bộ máy nhà nước là Pharaoh. Ông có quyền lực rất lớn: bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ của quan lại, quyết định các công việc quan trọng của quốc giaa. Pharaoh là người sở hữu tối cao về ruộng đất, có quyền phân phát ruộng đất và của cải theo ý mình. Quyền lực tối thượng của ông ta được tín ngưỡng hóa làm cho nó trở thành thứ siêu nhiên, huyền bí.
Thứ hai sau Pharaoh là Tể tướng (Vizier) và tăng lữ cấp cao (high priest). Tể tướng là là vị quan có quyền thứ hai sau Pharaoh, thay mặt vua quản lý đất nước, chịu trách nhiệm về tổ chức hệ thống các quan lại trong triều đình, các hoạt động về nông nghiệp. Tăng lữ cấp cao nắm giữ nhiều tài sản lớn như nhà thờ, ruộng đất và đồ tế tự và là lực lượng quan trọng của hoàng gia Ai Cập cổ. Thứ ba là quý tộc (royal overseers). Họ là lực lượng chủ yếu của hoàng gia, có sức mạnh kinh tế và chính trị lớn và là trụ cột của triều đình Ai Cập cổ đại. Cuộc đấu tranh giành giật quyền lợi về chính trị - kinh tế giữa hai giai cấp quý tộc – tăng lữ chi phối sự thăng trầm của lịch sử Ai Cập.

Thứ tư là các tỉnh trưởng quản lý các tỉnh (district governors - thường là các quốc gia bị Pharaoh chinh phục và biến thành tỉnh). Thứ năm là thư lại (Scibes). Họ là những người có học thức, biết chữ. Họ chuyên ghi chép tài liệu, bảo quản sổ sách, tài liệu của hoàng gia, thường được tuyển chọn trong các kỳ thi chọn quan lại. Thứ sáu là những nghệ nhân (artisans) chuyên về xây dựng đền đài, chạm khắc các hoa văn tinh xảo. Cuối cùng là nông dân công xã (Farmers) và nô lệ (labourer). Nông dân công xã trong xã hội Ai Cập chiếm 90% dân số và là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội. Họ sống trong những công xã thị tộc mà ở đó, các hộ nông dân được phân chia ruộng đất (hằng năm, 3 năm/lần) để cày cấy và họ phải nộp một phần sản phẩm cho lãnh đạo công xã. Trong công xã, quyền quản lý thuộc về Hội đồng trưởng lão và các công xã thị tộc tồn tại dai dẳng cho đến khi xã hội có giai cấp xuất hiện. Đến thời Tân vương quốc, Pharaoh Ahmose I và những người kế vị đã thành lập một chính quyền mạnh, gia tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các công xã nói chung và các thành viên công xã nói riêng. Nhà nước một mặt kiểm soát chặt chẽ thi hoạch mùa màng của nông dân, mặc khác lại cung cấp giống và gia súc cho các thành viên công xã theo định mức nhất định. Nô lệ là lực lượng khá đông đảo trong xã hội, họ bị coi như tài sản và có quyền mua bán, chuyển nhượng. Số lượng nô lệ ngày càng tăng chủ yếu là các thành viên công xã bị phá sản hay bị bần cùng hóa.

Bộ máy nhà nước tuy tương đối cồng kềnh, nhưng hoạt động một cách hiệu quả và chặt chẽ. Ngoài những quy định trong tuyển chọn quan lại theo thứ bậc, nhà nước ban hành nhiều quy định về hoạt động, thẩm quyền của các bộ phận từ trung ương đến địa phương, ban bố những sắc lệnh quy định về sự trừng phạt. 

     1.1.1.3. Luật pháp (Ma’at), ý nghĩa
Người đứng đầu hệ thống pháp luật là Pharaoh, người chịu trách nhiệm thi hành pháp luật, thực thi công lý, duy trì pháp luật và trật tự, một khái niệm được người Ai Cập cổ đại gọi là Ma'at[1]. Mặc dù không có bộ luật nào từ thời Ai Cập cổ đại còn tồn tại, thư liệu của tòa án cho thấy luật pháp Ai Cập được dựa trên một cái nhìn chung về ý thức đúng và sai mà nhấn mạnh tới việc đạt được thỏa thuận và giải quyết xung đột thay vì tôn trọng đúng một tập hợp quy chế phức tạp. Thời Cổ - Trung vương quốc, quyền xét xử tối cao thuộc về Pharaoh. Dưới ông là một số bồi thẩm đoàn do các quan đại thần đứng đầu. Đến thời Tân vương quốc quyền xét xử được phân thành tòa án cấp trung ương và tòa án cấp địa phương (vùng và khu). Tòa án trung ương gồm 30 người. Tòa án địa phương (Kenbet) chịu trách nhiệm về phán quyết trong các phiên tòa liên quan đến các vụ kiện nhỏ và tranh chấp nhỏ. Trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến giết người, giao dịch đất lớn, và cướp mộ được đưa đến Đại Kenbet, mà tể tướng hoặc pharaoh chủ trì. Nguyên đơn và bị đơn dự kiến ​​sẽ đại diện cho bản thân và phải thề một lời tuyên thệ rằng họ đã nói sự thật. Ngoài tòa án Nhà nước, ở Ai Cập còn có cả tòa án Tôn giáo.
Bộ máy tư pháp hình thành khá sớm, đồ sộ nhưng thẩm quyền của nó chưa tách bạch với hành pháp. Sự mờ nhạt về ranh giới giữa quản lý hành chính và quyền xét xử là đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ chuyên chế. Quyền tư pháp chỉ là bộ phận đặc thù của quyền hành pháp.
#3

01.01.16 16:13

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
1.1.2. Lưỡng Hà:


    1.1.2.1. Quá trình ra đời của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại
Người Sumer từ xa xưa đã định cư ở vùng Mesopotamie (Lưỡng Hà, nắm giữ hai sông Tigris và Euphrates). Vào giữ thiên niên kỷ IV TCN, người Sumer chuyển dần từ công xã nguyên thủy sang xã hội có nhà nước. Nhiều quốc gia đầu đã ra đời ở Lưỡng Hà dưới dạng thành bang như Ur, Lagash, Kish, Nippur…, tồn tại độc lập với nhau. Đứng đầu các thành bang này là Pateshi và sau ông là cả bộ máy nhà nước tương đối hoàn chỉnh. Về sau, do tranh giành quyền lực liên miên giữ các thành bang nên người Sumer không giữ nổi quyền cai trị ở vùng đất này và phải nhường lại cho người Akkad, một tộc người thuộc tộc Semites rất mạnh ở phía Bắc Lưỡng Hà. Vào thế kỷ XXIV TCN, người Akkad đánh bại các thành bang Sumer và thống trị Lưỡng Hà. Thời kỳ Akkad (2369 – 2253 TCN) là thời kỳ thịnh trị của người Semites. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chính trị - kinh tế, đặc biệt là chiến tranh liên miên giữa Akkad với các dân khác làm Đế quốc Akkad suy yếu và sụp đổ. Vương triều III của Ur cũng có thống nhất Lưỡng Hà, nhưng nó không bền vững và chẳng bao lâu sau thì sụp đổ.
Lợi dụng sự suy yếu của Lưỡng Hà, người Elam và Amorites bằng nỗ lực của mình đã tạo ra những quốc gia rất hùng mạnh như Larsa, Isin, Assyria, Babylon…, trong đó vương quốc Baby lon xuất hiện vào năm 1895 TCN là quốc gia hùng mạnh nhất. Thời Hammurabi (1792 – 1750 TCN), vương quốc này đã đánh bại các vương quốc khác của người Elam, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - chính trị - quân sự. Khi đế quốc này suy yếu, nó bị người Kassites, Assyria đánh chiếm, rồi được người Chaldea phục hồi một thời gian (vương quốc Tân Babylon, 626 – 538 TCN) để rồi cuối cùng bị ngoại bang tiêu diệt.

    1.1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội (TW – địa phương)
Vào thiên niên kỷ IV TCN, khi người Sumer thành lập các quốc gia (hoặc thành bang), họ đã tổ chức một bộ máy nhà nước tương đối chặt chẽ. Đứng đầu các quốc gia này là Pateshi. Ông là người có quyền tối cao (nắm vương quyền – thần quyền), nắm giữ ruộng đất và tư liệu sản xuất, được truyền giữ thế tập. Ngoài Pateshi ra còn có Hội đồng trưởng lão, Hội nghị nhân dân và các quan chức bộ máy chính quyền, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Về cấu trúc xã hội, người Sumer (và các tộc người kế tiếp) chia xã hội thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, quan lại, quan binh chuyên nghiệp, nông dân công xã (hay dân tự do), thợ thủ công và nô lệ. Đến thời Babylon, bộ máy nhà nước được củng cố từ trung ương đến địa phương. Vua là hiện thân của thần linh, đứng đầu vương quyền – thần quyền và có quyền lực vô hạn. Sau vua có cả một bộ máy quan lại cồng kềnh. Ở địa phương thì vua chia thành các tỉnh và cử Thống đốc đến cai trị. Vua nắm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp và là quan tòa tối cao ở Babylon; dưới Vua là bồi thẩm được bầu từ những người già cả và có danh tiếng; tăng lữ chỉ tham gia các phiên tòa khi họ làm lễ tuyên thệ cho các nhân chứng.

Về xã hội, vua giữ nguyên cấu trúc như thế, chỉ thay đổi bằng cách chia dân tự do thành hai loại: Avilum và Mushkenu. Tầng lớp Avilum được coi là người có quyền lợi chính trị - pháp luật, nhất là quyền sở hữu tài sản, thừa kế. Còn dân Mushkenu có địa vị thấp hèn hơn và bị phân biệt đối xử với người Avilum. Chẳng hạn, khi hai loại người này bị phạm tội thì người Mushkenu bị phạt nặng hơn; nếu cả hai bị ai đó gây hại thì người Avilum được bồi hoàn nhiều hơn. Về địa vị xã hội, người Mushkenu chịu thiệt thòi hơn. Luật Hammurabi quy định, nếu người Mushkenu tát một người Avilum có địa vị cao hơn minh thì anh ta bị đánh trước sự có mặt của dân chúng, còn đánh người ngang địa vị mình thì chỉ nộp phạt. Về nô lệ, luật Hammurabi bảo vệ quyền sở hữu nô lệ một cách tuyệt đối. Nếu kẻ nào làm mất dấu cho nô lệ thì bị chặt tay, kẻ nào giúp đỡ  hay chứa chấp nô lê thì bị tử hình. Về địa vị nô lệ, luật cho phép người Mushkenu và nô lệ cung đình được lập gia đình, có nhà cửa và tài sản. Nếu con nợ thiếu nợ mà không có khả năng chi trả thì bị phạt làm công cho chủ nợ 3 năm.

    1.1.2.3. Luật pháp
a. Luật thành Ur (luật của vua Urnammu)
Luật thành Ur được xem là bộ luật sớm nhất của Lưỡng Hà cổ đại. Nó ra đời vào thế kỷ XXI TCN dưới thời vua Urnammu, có 40 điều khoản (hiện dịch được 32 điều). Bộ luât là sự tổng hợp thành tựu luật học của các thời kỳ trước, phân chia rõ 4 lĩnh vực là hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng hình sự.

+ Về hình sự, luật quy định: các hành vị phạm tội như giết người, cướp, đưa ra bằng chứng giả mạo, ngoại tình… đều bị tử hình. Ngoài ra, luật quy định các hình phạt khác như tù giam (điều 3) và phạt tiền (điều 8, 9, 10). Các trường hợp gây thương tích người khác (làm mù mắt, gẫy chân, tàn phế…) sẽ bị phạt tiền: làm mù mắt người khác bị phạt 30 schekel (điều 18); làm gẫy chân bị phạt 10 schekel (điều 19); trong lúc ẩu đả, nếu làm người kia tàn phế và không lao động được thì bị phạt 60 schekel (điều 20).

+ Về dân sự, luật đã đặt ra vấn đề bồi thường tài sản (điều 31, điều 32); quyền sở hữu tài sản (điều 30) và hợp đồng thuê mướn (điều 32). Điều 30 Bộ luật Urnammu qui định: “Người lén lút trồng cây trên thửa đất của người khác thì hoa lợi trên đất đó sẽ không thuộc về anh ta.” hay Điều 31 qui định: “Người làm ngập úng đồng lúa mạch của người khác, người đó sẽ bị phạt phải bồi thường.”; Điều 32: “Nếu một người đã thuê người khác cày cấy, nhưng người này đã không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết mà bỏ hoang cánh đồng ấy, anh ta sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và bị phạt”.

+ Về hôn nhân – gia đình, luật Urnammu bảo về quyền lợi của người đàn ông (cụ thể là người chồng). Điều 11 qui định: “Nếu một người đàn ông mà ngủ với một người phụ nữ góa bụa, anh ta sẽ không bị nộp phạt.”, ngược lại “nếu một người phụ nữ đã kết hôn mà ngoại tình đi theo một người đàn ông khác thì người phụ nữ đó sẽ bị giết và người đàn ông được trả tự do” (Điều 7). Ngoài ra, bộ luật cũng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Luật quy định người chồng được quyền ly hôn, nhưng người chồng đó phải nộp cho người vợ một khoản tiền rất lớn. Điều 9 qui định: “Nếu một người đàn ông mà muốn ly dị người vợ đầu tiên của mình, anh ta phải trả cho người vợ đó 60 schekel” hay Điều 10 qui định: “Nếu một người đàn ông mà muốn cưới lại người vợ mà mình đã ly dị, anh ta sẽ phải trả người phụ nữ đó 30 schekel.”.

+ Về xét xử - tố tụng, luật có nhiều quy định (nhưng mang tính tôn giáo nhiều hơn). Về tố tụng thì dùng hình thức thử tội (ordeal). Điều 13 qui định: “Nếu một người bị cáo buộc là dùng tà đạo ma thuật, anh ta phải chịu thử tội bằng hình thức ném xuống sông. Nếu anh ta vô tội (không bị chết), anh ta sẽ được tha.” Điều 14 qui định: “Nếu một người đàn ông bị cáo buộc là đã thông dâm với vợ của người đàn ông khác, anh ta sẽ phải chịu thử tội bằng hình thức ném xuống sông. Nếu qua thử tội cho thấy anh này vô tội thì người đã cáo buộc anh ta thông dâm phải trả anh ta 20 schekel”.Về xét xử thì những vị tăng lữ chính là thẩm phán xét xử. Họ xét xử công khai ở cổng ra vào của các thành thị để người dân ý thức pháp luật và coi trọng công lý. Về nô lệ, luật quy định nô lệ là người tự do, họ có tài sản riêng, được giao kết hợp đồng (Điều 32), được quyền kết hôn, thậm chí được quyền kết hôn với người tự do (Điều 5).

b. Luật Eshnunna (hay luật Bilalama)
Nó là bộ luật thứ hai của Lưỡng Hà sau luật Urnammu. Bộ luật được các nhà khảo cổ học tìm thấy vào năm 1982 ở Iraq. Luật có 60 điều khoản, quy định cụ thể các vấn đề trong đất nước Eshnunna. Bộ luật bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, quy định hình phạt với dân thường: Avilum và Mushkenu, nếu phạm tội thì bị trừng phạt. Về hình sự, luật quy định có 5 loại hành vi vi phạm pháp luật: trộm cắp, tịch biên giả mạo, tội phạm tình dục, tội cố ý gây thương tích; bị thương do bò, chó cắn. Phần lớn các loại tội phạm phải chịu hình phạt bằng tiền (một lượng bạc nhất định), nhưng một số tội phạm nguy hiểm như trộm đêm, giết người, một số tội phạm tình dục bị xử tử hình.
Ở bộ luật này, nó phân chia xã hội thành nhiều giai cấp khác nhau: awilum – những người đàn ông và đàn bà tự do; muškenum; nô lệ (nam và nữ), các giai cấp khác như: ubarum, apþarum, mudum (không được xác lập chắc chắn là gì).

c. Luật Hammurabi
Luật Hammurabi là bộ luật tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại. Bộ luật được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện ở Susa (Đông Babylon) vào năm 1901. Luật Hammurabi gồm 282 điều, được khắc trên cột đá bazan cao 2,25 m, đường kính đáy 2 m. Bộ luật được các nhà soạn luật soạn vào thế kỷ XVIII TCN, tuy nhiên chưa phân định rõ ràng giới giữa hình luật, dân luật, luật tố tụng hay hôn nhân gia đình.

Về nguồn gốc, bộ luật là sự kết tinh các quy định do vua Hammurabi và Tòa án cấp cao để lại. Đồng thời, luật có sự kế thừa các bộ luật của người Sumer; luật Lipitistar của Nippur và luật Eshnunna (thế kỷ XX TCN). Bộ luật thể hiệ tư tưởng chính trị của Vua muốn thông qua luật pháp để hạn chế, xoa dịu mâu thuẫn xã hội ở Babylon, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội thông qua mua bán nhà cửa, ruộng vườn, gia súc, vay mượn… phát triển đa dạng

+ Chế định hợp đồng, vay mượn: luật quy định muốn thực hiện hợp đồng phải có 3 điều kiện: (1) tài sản chưa lưu thông; (2) người bán là chủ sở hữu; (3) việc ký kết hợp đồng có sự làm chứng của một số người. Về hợp đồng mua bán, luật quy định: người bán nếu bị người làm chứng tổ cáo là mình bán đồ của người khác sẽ bị tử hình; chủ đồ vật không chứng minh cho người làm chứng biết đồ bị mất là của mình cũng bị tử hình (tội vu khống, điều 9; 11)

+ Chế độ lĩnh canh ruộng đất. Luật quy định mức tô thường là 1/3 đến ½ sản phẩm; mức tô vườn cây ăn quả chiếm 2/3 sản phẩm (điều 41). Có thiên tai xảy ra, người lĩnh canh chịu thiệt hại nhiều nhất: trả trước không vì thế được bồi hoàn (điều 45; 46); không trả đúng hạn thì phải trả lại cả nợ lẫn lãi suất (điều 48). Mức lãi suất khá cao: 20% nếu là vay tiền, 33,3% nếu là vay lương thực. Luật cho phép chủ nợ bảo lãnh bằng bất động sản của con nợ và gia đình con nợ.

+ Hôn nhân – gia đình. Luật quy định người chồng là chủ trong gia đình, có toàn quyền kinh tế - xã hội, bán vợ đợ con cho người khác dưới hình thức con nuôi (điều 185; 188). Vợ vô sinh thì chồng được ly hôn, vợ có thể lấy lẽ và ở lại nhà chồng. Quyền ly hôn của phụ nữ bị hạn chế. Phụ nữ được ly hôn nếu chồng ngoại tình, bỏ nhà ra đi, vu cáo vợ ngoại tình.

+ Thừa kế tài sản. Luật quy định 2 hình thức thừa kế: theo luật và di chúc. Khi người quá cố để lại tài sản mà không di chúc thì tài sản thuộc về người thừa kế. Thừa kế theo di chúc có xuất hiện nhưng rất hạn chế. Luật quy định thêm nếu con trai không mắc tội nặng thì cha được thừa kế tài sản của con. Con trai – con gái thừa kế ngang nhau, con nô tì cũng được thừa kế nếu người cha nhận làm con mình.

+ Hình luật trong luật Hammurabi khắc nghiệt. Hầu hết các quy định về hình sự đều cho phép áp dụng hình thức “báo thù”, “trả nợ máu”, mức hình phạt luôn tương xứng với mức tội ác: giết người thì xử tội chết, làm chết con người khác thì con của phạm nhân cũng phải chết, nếu bị vu cáo giết người thì phải tự tử…. Khi xã hội phân giai cấp thì hình luật thay đổi. Người Mushkenu tát một người Mushkenu khác bị phạt 84 g bạc. Luật cũng quy định phạt vạ: cả công xã phải trả phạt cho người bị cướp tài sản nếu không tìm ra thủ phạm, người bị hại chết thì công xã nộp phạt thêm. Những loại tội phạm đặt biệt nghiêm trọng như giết người, cướp của (30 loại theo luật Hammurabi) sẽ bị xử tử. Hình thức xử tử khắc nghiệt: đốt trên giàn lửa, đóng cọc, dìm xuống nước…

+ Phân biệt đẳng cấp. Luật quy định, kẻ nào giúp đỡ nô lệ chạy trốn hay xâm phạm tài sản riêng bị phạt. Kẻ nào ăn cắp gia súc hay thuyền bè bị phạt nặng từ 10 – 30 lần so với giá trị tài sản đó, nếu kẻ đó không thể bồi hoàn thì bị giết. Quản lý làm thất thoát tài sản của gia chủ thì bị phanh thây bằng bò kéo.

+ Luật tố tụng thời Hammrabi chưa có hình thức cụ thể. Việc xét xử được thực hiện công khai lúc bị hại khởi tố. Các chứng cứ, bằng chứng là điều kiện xác nhận kẻ đúng và người sai. Đối với các vụ việc nghiêm trọng thì các bên buộc phải tuyên thệ trước thần linh. Các quan tòa không được thay đổi án quyết, nếu thay đổi sẽ bị cách chức. Luật này kế thừa luật thành Ur về hình thức thử tội. Điều 2 Bộ luật Hammurabi qui định: “Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ được sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu anh ta không bị chết chìm, tức là anh ta còn sống sót, thì anh ta được coi là vô tội, nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”.
#4

01.01.16 16:15

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
1.1.3. Ấn Độ:


    1.1.3.1. Quá trình ra đời của nhà nước Ấn Độ cổ đại
Về lịch sử hình thành nhà nước, nhà nước Ấn Độ xuất hiện từ lâu đời. Vào thiên niên kỷ III TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân hóa giai cấp, nhà nước đã ra đời ở Ấn Độ. Đến thiên niên kỷ II TCN, người Arya xâm nhập vào càng thúc đẩy nhanh quá trình thành lập nhà nước. Họ phá hủy văn hóa sông Ấn – Hằng, đồng hóa cư dân Dravida bản địa. Khi nền kinh tế phát triển, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới sự ra đời chế độ đẳng cấp Varna (thiên niên kỷ II – I TCN) gồm 4 đẳng cấp: Brahman (Tăng lữ); Kshatriya (quý tộc); Vaisya (thương nhân) và Shudra (người cùng khổ). Đẳng cấp Brahman đứng đầu hệ thống đẳng cấp, có nhiều quyền lợi. Họ đặt ra các quy tắc quản lý xã hội, dùng tôn giáo để ràng buộc người dân phải cam chịu, nhẫn nhục và phục tùng giai cấp thống trị Arya.

Từ thiên niên kỷ II đến thế kỷ IV TCN, ở Ấn Độ cổ đại đã thành lập các tiểu quốc, do các tiểu vương (raja) đứng đầu. Ở trung ương, dưới Raja là Hội đồng bộ lạc gồm Sabha (hội đồng các chức sắc của bộ lạc) và Samiti (hội đồng toàn thể dân tự do trong bộ lạc), những hội đồng này có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của Raja. Giúp việc cho Raja là các quan cận thần (Sabhasad), Tể tướng (Purohita), chỉ huy quân sự (Senani) và các thượng thư phụ trách một số ngành thông qua các sở địa phương.
Đất nước được chia thành các đơn vị hành chính gọi là làng (gramma), do trưởng làng lãnh đạo. Các làng được phân chia nhiều bậc khác nhau: cấp trên trực tiếp là mười làng, rồi 20 làng, 100 làng và cuối cùng là 1.000 làng… và các làng như thế do các quý tộc lãnh đạo. Quan đứng đầu 1.000 làng trực thuộc nhà Vua. Để kiểm soát quan lại, vua lập ra cơ quan mật vụ có nhiệm vụ dò la, kiểm soát hoạt động của quan lại, quần chúng. Quan lại thời kỳ này có lương bổng. Tùy theo chức vụ và phẩm tước thì quan lại bậc trung được cấp lương gấp 3 lần quan lại bậc thấp, quan đại thần được cấp gấp 6 lần quan lại bậc trung.

Thời Morya (321 – 187 TCN), đất nước Ấn Độ rất rộng lớn. Để quản lý đất nước, vua chia đất nước thành các châu và cử thủ hiến (người thuộc hoàng tộc) đến cai trị, thủ hiến chỉ có việc theo dõi và giám sát, còn trực tiếp cai trị các châu là các quý tộc cũ. Ở đia phương vẫn chia như cũ (làng là đơn vị cơ sở chính). Ngoài xây dựng bộ máy nhà nước, các vua Morya xây dựng lực lượng quân đội mạnh, gồm quân của nhà vua, quân của vương hầu và quân của các bộ lạc phụ thuộc. Lục quân (tượng binh, kỵ binh, chiến xa…) và hải quân là hai lực lượng chính. Lúc chiến tranh, nhà nước huy đọng đến 60 vạn bộ binh, 3 vạn kỵ binh.
Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước Ấn Độ ban hành luật pháp. Do trong xã hội cổ đại, các giáo lý tôn giáo và tập tục địa phương (truyền thống, đẳng cấp) đan xen vào nhau nên làm quần chúng bị ràng buộc rất nhiều thứ luật lệ. Hình phạt phổ biến là nhục hình; làm tổn thương tới phạm nhân nếu họ phạm tội (nhất là trộm cắp). Việc xét xửu do các quan chức đứng đầu địa phương và trung ương xét xử. Vua chỉ xét xử những vụ quan trọng nhất. Thời kỳ này quan chức hành chính kiêm luôn tư pháp, xét xử, tư pháp chưa tách khỏi hành pháp.

    1.1.3.2. Luật pháp

+ Luật Manu:
Về nội dung và lịch sử, luật này không thua kém luật Hammurabi. Đây là một tập hợp các luật tục dựa trên quan niệm của đạo Balamon soạn ra vào thế kỷ III – II TCN. Luật Manu có 2.685 điều chia thành 12 chương, trình bày dưới dạng câu song vần. Nội dung của luật tập trung các vấn đề sau đây:

+ Quyền sở hữu: luật này áp dụng cho các công xã Ấn Độ. Luật quy định kinh tế, đất đai công xã là của chung và không ai được chiếm đoạt (điều 264, chương 7). Người nào tự tiện thay đổi địa giới đất đai đều bị trừng phạt, nếu không giải quyết nổi thì “nhờ” Vua giải quyết (điều 265, chương Cool. Việc mua bán đất đai được nhà nước công nhận, nhà nước giám sát hoạt động buôn bán (bất động sản) nhất là với thương gia. Điều 9 quy định, nếu người nào bán giá bất động sản cao hơn giá quy định thì nhà nước thu hồi mức tiền chênh lệnh; tranh chấp đất đai mà đưa ra chứng cứ giả cũng bị thu hồi. Trong quyền sở hữu của nhà nước còn gồm đất hoang, rừng núi và lợi tức thu được từ ruộng đất.
Để khẳng định quyền sở hữu tài sản, luật Manu bắt các chủ sở hữu tài sản phải chứng minh nguồn gốc của tài sản ở đâu: mua bán, chuyển nhượng, thừa kế… Sự chiếm hữu dài hạn chưa đầy đủ là căn cứ phát sinh quyền sở hữu. Nếu chủ sở hữu cho người khác sử dụng tài sản suốt 10 năm thì không được đòi lại (điều 147, chương Cool. Như vậy, thời hạn chiếm hữu xuất hiện đầu tiên trong luật này.

+ Hợp đồng: Luật Manu có nhắc tới tính hiệu lực của hợp đồng dân sự. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực khi hợp đồng đó được ký với người bị tâm thần, người nát rượu hay người chưa vị thành niên; không thừa nhận các hợp đồng được ký kết do cưỡng bức hay lừa đảo, bí mật (điều 163, 165; chương Cool. Hợp đồng được ký kết công khai. Nếu hàng hóa bán ra có hư hỏng thì người mua có thể hủy hợp đồng (thời hạn hủy là 1,5 năm nếu hàng hóa là gia súc, một năm nếu hàng hóa là nô lệ) (điều 15, chương 4). Luật có đế cập đến hoạt động cho vay – mượn, quy định mức lãi suất khác nhau theo đẳng cấp (tính theo năm): Balamon 2%; Kshatriya 3%; Vaisya 4% và Shudra 5%. Nếu người vay nợ chết thì họ hàng người đó phải trả nợ thay; nếu không trả được nợ thì bị biến thành nô lệ (hoặc gia đình con nợ thành nô lệ), con nợ dây dưa không chịu trả nợ thì sẽ bị chủ nợ lôi ra đánh đập cho đến khi con nợ trả được nợ mới thôi (điều 49, 50)

+ Hôn nhân – gia đình: trong gia đình, người chồng có quyền lực lớn. Ông ta có quyền cưới vợ, sở hữu vợ theo kiểu “bảo hộ” làm cho phụ nữ “không thể độc lập được” (điều 147, 148; chương 5). Phụ nữ không được ly hôn với chồng (điều 46; chương 9). Luật cũng cho phép người chồng được phép bỏ vợ nếu bị vợ ghét bỏ (điều 47; chương 9), bỏ vợ (năm thứ Cool nếu vợ vô sinh, bỏ vợ (năm thứ 10) nếu vợ sinh con bị chết, bỏ vợ (năm thứ 11) nếu vơ sinh con gái, bỏ vợ ngay nếu vợ bị điên (điều 81; chương 9).

+ Thừa kế, các con trai được thừa kế như nhau. Những người thừa kế có thể dùng chung tài sản thừa kế do anh cả quản lý (điều 105; chương 9), một phần tài sản được chia cho con gái dưới dạng của hồi môn (diều 118; chương 9), con gái không lấy chồng được chia tài sản ngang mức con trai và tài sản riêng không chung tài sản với mẹ đẻ (điều 192; chương 9).

+ Hình luật, luật Manu thể hiện tính đẳng cấp khắc nghiệt được thể hiện qua nhiều quy định. Với đẳng cấp dưới như Vaisya và Shudra không có khoan dung, mọi vị phạm của họ đều bị trừng phạt nặng nề như bị cắt lưỡi, đổ dầu đun sôi vào miệng… (điều 270, 272; chương Cool. Còn Balamon và Kshatriya nếu vi phạm thì bị phạt tiền. Đối với tội trộm cắp, luật Manu phạt rất nặng: kẻ trộm đêm thì bị đóng cọc, trong các trường hợp khác thì bị đánh đập, tái phạm đến lần 3 thì bị xử tử (điều 277; chương 9). Ăn cắp tài sản của nhà Vua và nhà chùa thì bị tử hình ngay lập tức (điều 280; chương 9), tội công khai ăn cướp tài sản của nhân dân, dùng vũ lực với bị hại thì kẻ cắp bị xử tử cùng gia đình, họ hàng của hắn (điều 269; chương 9). Tội mua bán hàng giả, lừa gạt.. bị trừng phạt; tội phản quốc thì bị trừng phạt bằng cách “thiêu bàn tay”, cắt lưỡi, chặt tay, móc mắt, xẻo mũi, cắt bỏ bộ phận sinh dục…(điều 125; chương Cool. Kẻ nào nấu rượu nếu bị bắt thì bị khắc chữ vào trán, kẻ ăn trộm bị khắc hình chân chó vào trán….
#5

01.01.16 16:16

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
1.1.4. Trung Quốc:


    1.1.4.1. Quá trình ra đời của nhà nước Trung quốc cổ đại


a. Quá trình hình thành:
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN. Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế.
Vào khoảng TK 3 TCN, cư dân lưu vực sông Hoàng mới chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ...Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Ngiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lượt được bầu làm thủ lĩnh.
Trong thời kỳ này, kinh tế phát triển rõ rệt, nghề nông đã phát triển hơn trước nhiều do các công trình thuỷ lợi được xây dựng lại thêm đất đai màu mỡ. Do vậy, trong xã hội đã xuất hiện sự phân hoá tài sản và sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh hơn. Tầng lớp quý tộc thị tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất của công xã.Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp-quý tộc chủ nô. Đến thời Hạ, số lượng nô lệ ngày càng nhiều lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo thời bấy giờ.
Khi Hạ Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thủ lĩnh đến đây là chấm dứt, việc cha truyền con nối được coi là đương nhiên. Khi trở thành vua, Khải trở thành ông vua có quyền hành rất lớn. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc.
 
b. Sơ lược lịch sử Trung Quốc cổ đại
    Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Trung quốc là nhà Hạ, do Vũ sáng lập vào khoảng năm 2005 TCN. Sau khi Vũ chết thì con ông là Khải lên nắm quyền, ông này trở thành vua đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Trải qua mấy thế kỷ, Kiệt nổi lên là một bạo chúa, áp bức bóc lột dân chúng thậm tệ, mâu thuẫn xã hội đã tới mức gay gắt. Nhân đó, nhà Thương được thành lập, tấn công nhà Hạ, nhà Hạ diệt vong.
Năm 1711 TCN, nhà Thương thay thế nhà Hạ. Nhà Thương còn được gọi là nhà Ân, vì nhà Thương dời đô về đất Ân Khư. Vua cuối cùng cùa Nhà Thương là Trụ Vương say mê sắc đẹp của Đắc Kỷ hoang dâm, tàn bạo làm cho vương triều suy yếu. Nhà Chu lợi dụng tình hình này tiến quân tiêu diệt nhà Thương, thành lập nhà Chu. Vua Chu thực hiện chính sách phân phong đất đai cho con cháu mình làm chư hầu. Nhà Chu có 2 thời kỳ: Xuân Thu và Chiến Quốc.

+ Thời Xuân Thu (771 – 475 TCN), chính quyền nhà Chu suy yếu, gần 100 nước chư hầu gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, xưng bá để khống chế nhà chu và các nước khác. Đây là thời kỳ suy sụp những giá trị đạo đức, xã hội rối ren, loạn lạc… do đó, xuất hiện nhiều tư tưởng, học thuyết chính trị nhằm ổn định xã hội (thời kỳ bách gia chư tử).
+ Thời Chiến Quốc (403 – 221 TCN), đây là thời kỳ các nước gây chiến lẫn nhau giành quyền thống trị cả Trung Quốc. Cuối thời kỳ này nổi lên 7 nước lớn Tề, Yên, Hàn, Sơ, Triệu, Nguỵ, Tần và một số nước nhỏ. Năm 256, Đông Chu bị nhà Tần tiêu diệt. Sau đó, nhà Tần lại lần lượt thôn tính các quốc gia còn lại, thống nhất Trung Quốc và cũng từ đó, Trung Quốc bước sang giai đoạn lịch sử mới – giai đoạn phong kiến.

Về xã hội: Trung Quốc có 2 tầng lớp chính là địa chủ, nông dân công xã. Ở Trung Quốc, quý tộc (còn gọi là địa chủ)có 3 loại là quý tộc thị tộc (vua – quan), quý tộc tăng lữ và các quý tộc khác. Họ là giai cấp thống trị, nắm nhiều ruộng đất, của cải và nhiều quyền lợi về chính trị. Kế tiếp là nông dân công xã (có 2 loại là nông dân tự canh và tá điền). Họ là lực lượng chính trong xã hội, có ruộng đất, gia đình và tài sản, nhưng bị địa chủ bóc lột thậm tệ. Giai cấp nô lệ cũng xuất hiện thời kỳ này nhưng chưa có vai trò quan trọng trong xã hội. Chế độ nô lệ mang tính gia trưởng (nô lệ được coi là con người, có tài sản, ruộng đất và được địa chủ coi như người thân trong nhà).

1.1.4.2. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội (TW – địa phương)
Vào thời cổ đại, bộ mày nhà nước Trung Quốc còn đơn giản. Thời kỳ dân chủ quân sự, đứng đầu là Thủ lĩnh bộ lạc; dưới ông là Hội đồng các bô lão có nhiệm vụ bầu cử thủ lĩnh, quyết định các vấn đề về chiến tranh, trị thủy. Khi nhà Hạ thành lập, Vua Hạ thiết lập còn khá đơn giản. Dưới Vua chỉ mới có một số quan lại giữ một số chức vụ quản lý các ngành kinh tế như: Mục chính (quản lý việc chăn nuôi); Xa chính (quản lý xe); Bào chính (quản lý việc dâng thức ăn cho Vua)… những chức quan này do quý tộc thị tộc đảm nhiệm.

Vào thời Thương đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua (quý tộc lớn nhất, người đứng đầu dòng họ). Vua có quyền hành lớn về kinh tế, chính trị, sở hữu tối cao về ruộng đất. Vua toàn quyền quyết định mọi việc “Lễ Nhạc, chinh phạt đều từ Thiên tử mà ra” (Luận ngữ - chương Quý thị). Nhà Vua thần thánh hóa uy quyền và mượn “uy quyền” thần linh bắt nhân dân thần phục. Dưới vua là Vu xử, vị quan có quyền lớn nhất. Ông này làm nhiều công việc như làm lịch, coi việc ghi chép số sách, quản lý hồ sơ, coi việc giáo dục, dạy dỗ Vua và bảo hộ Ấu vương… Sau đó là cả một tập đoàn quý tộc, quan lại giúp Vua cai quản các việc hành chính, hình pháp, quân đội, tế tự, ruộng đất, thủ công nghiệp… Những quan lại này là người của hoàng tộc và được thế tập.
Vào thời Tây Chu (1066 – 771 TCN), người thống trị cao nhất gọi là Thiên tử. Vua thiết lập “Tam công”[2] và “Lục Khanh”[3] để giúp việc cho mình. Để thiết lập quyền cai trị ở Trung Quốc, Vua Tây Chu chia đất nước thành 6 vùng gọi là “Lục toại”, cử “toại sự”  sang cai trị các vùng này (cai quản đất đai, nhân dân). Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tây Chu thành lập chế độ Tông pháp. Theo chế độ này thì vua Chu là Tông chủ, các nước thần phục nhà Chu gọi là chư hầu và triều cống Thiên tử đều đặn. Lúc đó ở Trung Quốc có 71 nước chư hâu thần phục Tây Chu và ở các nước chư hầu, bộ máy nhà nước tổ chức theo hình thức quân chủ quý tộc.
Thời Đông Chu (771 – 256 TCN) với hai giai đoạn lớn là Xuân Thu – Chiến Quốc, bộ máy nhà nước ngày càng đông đảo, tăng cường sự chuyên chính của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động.
   
 1.1.4.3. Luật pháp


          1.1.4.3.1. Bối cảnh ra đời, nội dung các bộ luật tiêu biểu
Từ thời Hạ, nhà nước đã chú ý đến hình pháp. Thời Thương đã xây dựng các nhà tù, sử dung nhiều hình phạt như đóng dấu nung đỏ, cắt mũi, gông cùm, đi đày; nếu phạt tội nặng bị xử tử bằng cách chôn sống, mổ bụng, xẻo từng mảnh, bỏ vào cối giã. Hiện tượng một người phạm tội cả nhà bị giết xuất hiện từ thời Thương. Sang thời Chu, hình phạt có 5 loại là Ngũ hình: thích mực vào trán, chặt chân, cắt mũi, thiến và chém đầu. Luật pháp thời Chu có 3.000 điều luật quy định cụ thể về Ngũ hình: tội thích chữ 1.000 điều, tội chặt chân 500 điều, tội thiến 300 điều, tội cắt mũi 1.000 điều, tội chém đầu 200 điều.

Về sau do sự phát triển của quốc gia mà hệ thống pháp luật được thay đổi. Quý tộc cho rằng, nếu như cứ cai trị bằng bạo lực thì dân sẽ không nghe theo, có khi còn phản lại chính quyền; cho nên họ thay đổi tư tưởng: giáo hóa nhân dân bằng chữ “đức”, để dân không khinh nhờn và nghe theo mình. Ngoài “đức”, quý tộc còn giáo dục bằng chữ “lễ”. Họ cho rằng “lễ” chính là quy định về thứ bậc, nghi thức ăn ở, hội họp; là quy tắc ứng xử đề con người nghe theo. Hai chữ “đức” và “lễ” là công cụ thống trị nhân dân về mặc tinh thần của nhà Chu nhằm xóa nhòa và làm dịu mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Sang thời Xuân Thu, với sự ra đời của Nho giáo thì hệ thống tư tưởng được nâng cao một bước. Ông chủ trương con người phải có đủ 4 đức tính là: nhân, nghĩa, lễ, trí; đề cao chữ “nhân” và “lễ”. Nhân là phạm trù đạo đức (có 5 phạm trù chính[4]) của con người. Để thực hiện Nhân, ông đưa ra chữ Luân để chỉ trật tự trong quan hệ xã hội: luân lý, loạn luân; không có Luân thì xã hội sẽ rối loạn. Mọi người phải lo tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để có lòng nhân từ. Những người làm vua, làm quan mà biết làm điều nhân nghĩa thì sẽ thu phục lòng người và dân trông vào để học theo[5]. Ngoài ra, ông cũng đề cao “lễ”. “Lễ” là lễ nghi, lễ phép, tập tục gia đình liên quan đến hành vi ứng xử của con người, thiết chế và hoạt động tâm linh. Nhân là nội dung, Lễ là hình thức trong ứng xử của con người. Cần vứt bỏ mọi thèm muốn riêng tư để thực hiện “lễ”, cụ thể là không nhìn, không nghe, không nói, không làm điều gì trái “lễ”, có thế thì xã hội mới được ổn định. Đối với người lãnh đạo, ông cho rằng muốn cho dân giàu, nước mạnh thì phải phấn đấu theo lý tưởng: tu thân (tu dưỡng bản thân); tề gia (điều khiển gia đình); trị quốc (cai trị quốc gia); bình thiên hạ (thôn tính, thống trị thiên hạ). Học thuyết của Khổng Tử giúp củng cố trật tự xã hội, chuyên chính quốc gia và dung hòa mâu thuẫn xã hội.
Cũng trong thời kỳ này, ở một số nước chư hầu ngoài nước Chu đã ban hành một số bộ luật như Hình thư của nước Trịnh, Hình Phù của nước Hàn, Hiến lệnh của nước Sở, Quốc luật của nước Việt… Về sau nước Hàn tổng hợp kinh nghiệm lập pháp của các nước và bộ luật cũ (Hình Phù) ban hành bộ luật mới là Pháp kinh. Bộ luật này tuy thất truyền nhưng theo sử sách thì đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất Trung Quốc cổ đại. Nó có 6 chương là: Đạ pháp: quy định về tội cướp; Tặc pháp: quy định về tội giả mạo; Tư pháp; quy định vvề tố tụng, xét xử; Bộ pháp: quy định về bắt giam; Tạp pháp: tạp luật; Bối pháp: quy định những nguyên tắc chung. Đồng thời trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng chủ trương dùng pháp luật để cai trị như Quản Trọng, Thương Ưởng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Hàn Phi; đại diện tiêu biểu là Hàn Phi (280 – 233 TCN). Theo Hàn Phi, để cai trị đất nước trong thời đại loạn lạc như thế thì không thể nào dùng nhân đức để ổn định xã hội, mà phải dùng pháp luật. Về nội dung, nó gồm 3 yếu tố: pháp, thế, thuật.

- Pháp: pháp luật và mệnh lệnh của vua phải rõ ràng, mạch lạc. Việc chấp pháp phải nghiêm minh.
- Thế: uy quyền của nhà vua.
- Thuật: phương pháp điều hành, quản lý cn người: bổ nhiệm (căn cứ và tài năng để bổ nhiệm, không kể đến dòng dõi), khả hạch (căn cứ và trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công viêc) và thưởng phạt (căn cứ và kết quả khả hạch, thưởng nhiều, phạt nặng)
Theo Pháp gia, với 3 yếu tố pháp, thế, thuật vua có thể trở thành một vị vua tốt mà không cần nhân nghĩa, không cần trí tuệ,…
Nhận định chung về nhà nước phương Đông cổ đại (mô hình nhà nước, các tổ chức
- Các nhà nước ở phương đông cổ đại xuất hiện “sớm” do tác động vấn đề thủy lợi, trị thủy, sự tan rã của công xã thị tộc, chiến tranh diễn ra liên miên giữa các vùng với nhau.
- Các nhà nước cổ đại phương Đông luôn là hình thức quân chuyên chế trung ương – tập quyền.
- Bộ máy nhà nước là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm bảo vệ giai cấp thống trị một cách đắc lực nhất. Điều này làm cho bản chất giai cấp của các nhà nước này nổi trội hơn bản chất xã hội của nó.
- Sự tồn tại lâu dài của các công xã nông thôn ảnh hưởng đến tổ chức chức bộ máy nhà nước. Nhà nước quản lý địa phương thông qua công xã nông thôn. 
- Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ cho giai cấp của mình, nhà nước chiếm hữu nô lệ phương đông đã làm nồng cốt cho nhân dân sáng tạo, xây dựng và phát triển văn hóa. Do đó, các quốc gia phương đông cổ đại đã đạt nhiều thành tựu huy hoàng về văn hoá trở thành một trong những trung tâm của văn minh thế giới cổ đại.
+ Pháp luật:
- Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trng quan hệ giai cấp, đẳng cấp bả vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ nô và những người thuộc đẳng cấp trên trng xã hội nhằm củng cố sự thống trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô.
- Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau, dưới ảnh hưởng của chế độ thống trị gia trưởng.
- Trọng hình, khinh dân, ranh giới giữa hình sự và dân sự rất mờ nhạt.
- Mang tính chất đồng thái phục thù
- Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý
- Bị ảnh hưởng bởi tôn giá, lễ và các hệ tư tưởng chính trị.
- Về hình thức, không có tính hệ thống, từ ngữ sử dụng rất cụ thể, không mang tính khái quát.
#6

01.01.16 16:21

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên

1.2. Phương Tây cổ đại



1.2.1. Hy Lạp:



a. Vị trí địa lý, quá trình ra đời của nhà nước Hy Lạp cổ đại, kết cấu xã hội.
Về vị trí địa lý, Hy Lạp cổ đại có 3 phần: Hy lạp lục địa, các thành bang Hy Lạp và Đại Hy Lạp. Hy Lạp lục địa có 3 vùng rõ rệt:  miền bắc là đồng bằng Beoxi, miền trung là đồng bằng Attic và miền nam là đồng bằng Laconi, ngoài ra có nhiều núi bao bọc xung quanh. Hy Lạp sông ngắn, đồi núi nhiều và ít đồng bằng nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chỉ thuận lợi cho sản xuất công thương nghiệp (làm rượu vang, rép dầu). Mặc khác do địa hình bị chia cắt bới nhiều núi, đồi nên Hy Lạp khó hình thành nhà nước thống nhất ma chi có thể hình thành các quốc gia nhỏ (thành bang).
Xã hội Hy Lạp hình thành từ khi thành lập các thành bang. Có 3 giai cấp là chủ nô, nông dân – thị dân, nô lệ
Lịch sử Hy lạp hình thành bắt đầu từ việc ra đời nền văn minh đầu tiên của phương Tây – văn minh Cret – Mycenne. Nền văn minh này tồn tại suốt 18 thế kỷ (thế kỷ XX – XII TCN) và chủ nhân của nó chính là người Achéen; thời kỳ này cũng đã thành lập khá nhiều nhà nước chiếm hữu sơ khai của Hy Lạp như Crete, Mycenne, Tyre, Pilot… Vào thế kỷ XII TCN, sau khi khi văn minh Cret – Mycenne bị người Dorien từ phía bắc xuống tiêu diệt, Hy lạp bước vào thời kỳ tiếp theo là thời kỳ Homer (thế kỷ XI – IX TCN) – thời kỳ của giai đoạn dân chủ quân sự, một hình thức quá độ từ sự tan rã của công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Kết thúc thời Homer, Hy Lạp bước vào thời kỳ thành bang (thế kỷ VIII – IV TCN). Ở thời kỳ này, nhiều nhà nước ra đời lấy một thành phố làm trung tâm nên gọi là Thị quốc (hay quốc gia thành thị) và tồn tại độc lập; ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung và tất cả công dân đều có quyền sở hữu số ruộng đất đó. Nô lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Đến thế kỷ IV – I TCN, các thành bang mất dần độc lập và rơi vào ách thống trị của Macedonia, La Mã. Với sự kiện La Mã đánh chiếm Ai Cập năm 31 TCN thì toàn bộ Hy Lạp rơi vào ách thống trị của La Mã.
 
b. Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội
Vào thiên niên kỷ III – II, khi Hy Lạp bước vào thời kỳ có giai cấp thì họ đã hình thành ra những nhà nước chiếm hữu nô lệ cổ Hy Lạp như Cret, Mycenne, Tyre, Pilott… Ở các nhà nước này, quyền thống trị thuộc về giai cấp chủ nô mà đứng đầu là Vua (có nhiều quyền lực, sở hữu tối cao ruộng đất), sau ông ta là quý tộc, quan lại và tăng lữ. Trong cuốn “Lịch sử”, Herodote đã mô tả: Minos, vua Cret đã thống trị một vùng rộng lớn ở lục địa Hy Lạp, biển Hy Lạp và quần đảo Syclas. Khi chiếm thêm một vùng đất mới. Minos lại đưa con hay những người tin cẩn đến cai trị và phong họ làm Vua ở những nơi đó. Minos nắm trong tay quân đội bao gồm lục quân và hải quân.
Khi văn minh Cret – Mycenne bị người Dorien tiêu diệt, Hy Lạp bước vào thời kỳ mới là thời kỳ chế độ dân chủ quân sự (thế kỷ XI – IX TCN). Ở thời kỳ này, các công xã nông thôn sáp nhập vào thành liên minh công xã. Đứng đầu liên minh này là Basileus, ông này rất được đề cao và tự xưng Vua, còn tù trưởng bộ lạc thì làm nhiệm vụ tôn giáo, tế lễ. Cơ quan có quyền lực tối cao là Đại hội nhân dân, nơi mà biểu quyết phần lớn thuộc về đàn ông có vũ trang; các quyết định quan trọng sẽ do Đại hội nhân dân giải quyết mà không phải thủ lĩnh giải quyết. Đến thời kỳ thành bang, bộ máy nhà nước chính thức được hình thành và phát triển tiêu biểu là thành bang Sparte và Athens.

1.2.1.1. Nhà nước cộng hòa Sparte:



Sparte nằm trên bán đảo Peloponeses gần đồng bằng Laconi, là một trong những quốc gia xuất hiện khá sớm và tồn tại lâu trong lịch sử Hy Lạp từ thế kỷ IX đến thế kỷ III TCN.
Hình thức chính thể của Sparte là cộng hòa quý tộc. Đứng đầu nhà nước là hai vua có quyền lực ngang nhau (mục đích kiềm chế nhau), bên cạnh hai vua có Hội đồng trưởng lão gồm 30 người (kể cả hai vua), thành viên của nó là những người từ 60 tuổi trở lên được lựa chọn từ hàng ngũ quý tộc giàu có và danh vọng. Hội đồng này có quyền quyết định những vấn đề và công việc hệ trọng của quốc gia như chiến tranh, hòa bình. Trong nhà nước Sparte, Hội nghị công dân là cơ quan có quyền lực cao nhất, gồm tất cả công dân Sparte từ 30 tuổi trở lên và Vua có quyền triệu tập Hội nghị này. Trong Hội nghị công dân, thong thường khi Vua đưa ra vấn đề thì Hội nghị này sẽ không được họp bàn mà chỉ biểu quyết bằng cho công dân kêu hay gào thét khi họ đồng tình hoặc phản đối. Khi biểu quyết những vấn đề quan trọng, những người tham gia Hội nghị sẽ biểu quyế bằng cách cho công dân xếp thành hai hàng theo hai phía: đồng ý và không đồng ý, và bằng cách này thì người ta biết đa số thuộc về phía nào. Về sau do mâu thuẫn và phân hóa xã hội, chính quyền thành lập một cơ quan mới là Hội đồng năm quan giám sát, mà thành viên của nó chính là những đại biểu quý tộc chủ nô giàu có, bảo thủ nhất. Nó có quyền giám sát hai vua, Hội đồng trưởng lão, Hội nghị công dân, có quyền giải quyết mọi công việc ngoại giao và tài chính, thẩm tra tư cách công dân. Thực chất đó là cơ quan tối cao của nước Sparte.
Sparte có quyền lực ở Hy Lạp vì có quân đội mạnh. Luật pháp về quân đội quy định nghiêm ngặt: con đầu trong gia đình phải là con trai, nếu là con gái thì vứt xuống vực sâu. Con trai khi sinh ra phải ngâm trong nước lạnh, nếu còn sống thì khỏe mạnh và nếu chết rồi thì ném xuống vực sâu. Lúc 7 tuổi, con trai bị bắt rời khỏi gia đình và vào ở trang trại của Nhà nước, để học tập và tập luyện quân sự. Nam giới ra trận lúc 13 tuổi, đến 60 tuổi thì giải ngũ. Chính luật pháp khắc nghiệt này mà người Sparte có lực lượng quân đội mạnh, nhất là bộ binh và hải quân và nhiều lần khống chế các thành bang khác bắt nó thần phục. Sparte lạc hậu, phản động đối lập hoàn toàn nhà nước Athens tiến bộ về mọi mặt.
   

1.2.1.2.  Nhà nước dân chủ chủ nô Athens


 1.2.2.1. Quá trình hình thành
Thành bang Athens (do người Ionien thành lập vào thế kỷ XII TCN) là thành bang nhỏ hẹp với diện tích 2650 km2, dân số 30 – 40 vạn người, có nhiều tài nguyên phục vụ kinh tế, thương mại và thủ công nghiệp nên xây dựng một chế độ chính trị tương đối rộng rãi. Theo sự nhận xét của nhiều sử gia, thành bang Athens là thành bang điển hình nhất Hy Lạp và là thành bang dân chủ nhất thế giới cổ đại. Nó được thành lập dưới hình thức cộng hòa quý tộc (như Sparte), tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như: giai cấp thống trị xuất thân từ chủ nô công thương nghiệp, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài, đặc biệt hơn là ảnh hưởng của cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của quần chúng lao động (chủ yếu là người có của cải) nên nhà nước Athens có nhiều chủ trương phù hợp và tiến bộ hơn so với nhà nước Sparte.

1.1.2.2. Quá trình dân chủ hóa nhà nước Athens (sự hình thành bộ máy nhà nước Athens cổ đại)

    1.1.2.2.1. Cải cách Theseus (thế kỷ VIII TCN)
Người ta cho rằng, Theseus – vị anh hùng nổi tiếng của Hy lạp cổ đại – đã đề xướng cuộc cải cách chính trị - xã hội đầu tiên trong lịch sử. Thế kỷ VIII TCN, ông tiến hành cải cách bằng cách: thiết lập liên minh bốn bộ lạc (sống ở bốn nơi khác nhau) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Ông cũng chia toàn xứ Athens thành 48 địa khu (Noccrary), mỗi bộ lạc cũ gồm 12 địa khu. Ông chia toàn thể cư dân Attic thành 3 tầng lớp có quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau: quý tộc; nông dân; thợ thủ công. Với cải cách này, ông bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc; Đại hội nhân dân còn tồn tại, nhưng quyền lực thực tế rơi vào tay Hội đồng trưởng lão (Areopage) – gồm những đại biểu của tầng lớp quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định các công việc hệ trọng của đất nước. Chức vụ Basileus bị bãi bỏ và thay vào đó là chức quan chấp chính[6] (archontes), được cử ra từ tầng lớp quý tộc.
Mặc dù sự thống trị của quý tộc công thương được thành lập nhưng luôn vấp phải sự đấu tranh kiên quyết của nông dân tự do và kiều dân Metec, một bộ phận khác trong giới quý tộc công thương. Aristotle miêu tả tình cảnh này là “đa số nhân dân bị một số ít nô dịch”; “nhân dân nổi dậy chống lại quý tộc. Sự nổi loạn diễn ra rất mãnh liệt”. Để giải quyết tình hình, năm 621 TCN quan chấp chính Draco (621 – 620 TCN) ban hành bộ luật mới nhưng nó quá nghiệt ngã, tuy nhiên nó cũng bước đầu tấn công mạnh vào tầng lớp quý tộc thị tộc.
    1.1.2.2.2. Cải cách Solon (594 TCN)

Trước tình hình xã hội – chính trị phức tạp như vậy, chính quyền Athens cử Solon – nhà thơ nổi tiếng của Athens (638 – 558 TCN) – tiến hành cải cách chính trị ở Athen theo hướng tiến bộ. Người Hy Lạp gọi cải cách của ông là Sesachtheia (trút bỏ gánh nặng).
Ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến đồng tộc thành nô lệ. Ông cũng cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nho và oliu), thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản, đưa ra mức chiếm hữu ruộng đất cụ thể cho quý tộc để tránh tình trạng quý tộc bao chiếm nhiều ruộng đất. Về xã hội, ông phân chia thành 4 đẳng cấp dựa theo mức tài sản chiếm hữu:

+ Đẳng cấp thứ nhất: thu nhập hằng năm trên 500 medimme (1 medimme = 52,5 kg) thóc; được giữ các chức vụ quan trọng trong nhà nước như chấp chính quan, Hội đồng trưởng lão, có nghĩa vụ góp tiền xây dựng hạm đội, nghi lễ công cộng.
+ Đẳng cấp thứ hai: thu nhập hằng năm từ 300 medimme thóc trở lên; được gia nhập kỵ binh.
+ Đẳng cấp thứ ba: thu nhập hằng năm trên 200 medimme thóc; được phục vụ trong bộ binh.
+ Đẳng cấp thứ tư: thu nhập hằng năm dưới 200 medimme thóc; được tham dự Hội nghị công dân, nhưng không nắm giữ các chức vụ trong Nhà nước.

Về chính trị, ông có thay đổi: giữ nguyên Viện Nguyên lão và Hội nghị công dân, nhưng thành lập thêm Hội đồng 400 người (trên cơ sở 4 bộ lạc); Tòa án nhân dân gồm nhiều bồi thẩm để thảo luận, xét xử. Nhà nước tuyên bố công dân đều có quyền chống án và quyền tự bào chữa cho mình.
Cải cách Solon có ý nghĩa lớn: giáng một đòn khá mạnh vào chế độ thị tộc, bước đầu thiết lập trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ; đem lại nhiều quyền lợi cho quý tộc chủ nô công thương (ủng hộ thể chế dân chủ); xoa dịu mâu thuẫn xã hội đặt nền móng cho sự thiết lập, hoàn thiện nhà nước Athens theo thế chế dân chủ.
 
   1.1.2.2.3. Cải cách Cleisthenes (506 TCN)
Năm 508 TCN, nhờ phong trào nổi dậy cuả nhân dân chống xu thế bảo thủ, Cleisthenes – thủ lĩnh Đảng Duyên Hải – giành thắng lợi và được cử làm Chấp chính quan thứ nhất. Nền dân chủ lại được phục hưng. Năm 508 – 506 TCN, ông tiến hành cải cách chính trị nhằm xóa bỏ hoàn toàn tàn tích chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ Athens.
Cải cách quan trong nhất của ông là phân chia lại đơn vị hành chính (không dựa vào khu vực cư trú của 4 bộ lạc cũ). Ông chia xứ Athens thành 10 khu hành chính (phylè). Mỗi khu đó lại chia nhỏ thành 10 tiểu khu (demos). Cư dân trong mỗi tiểu khu phải đăng kỳ vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi và quản lý, lối gọi tên người theo dòng họ bị bãi bỏ và thay vào đó là lối gọi theo tên riêng từng người.

Về bộ máy nhà nước, ông bãi bỏ Hội đồng 400 người thay vào đó là Hội đồng 500 người (Boulé). Ông quy định tất cả công dân Athens từ 18 tuổi trở lên đều đươc tham gia Hội đồng, mỗi phylè cử 50 người. Hội đồng 500 người là cơ quan có quyền lực cao nhất nước, thường trực các công việc của nhà nước trong suốt 1 năm và kiểm tra tư cách của công dân. Ngoài ra, ông cũng thành lập 10 Pritani (ủy ban thường trực), mỗi ủy ban này sẽ do 50 người của cùng phyle phụ trách và nhiệm kỳ của cơ quan này là 1/10 của năm (36 – 39 ngày) và nó thay mặt phyle giải quyết các công việc hàng ngày.

Đại hội nhân dân (Ecclésia) – cơ quan quyền lực của Athens – được ông tăng cường và nâng thành cơ quan quyền lực tối cao. Thành viên của nó là công dân từ 18 tuổi trở lên. Nó có quyền thảo luận và giải quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước, thong qua hay phủ quyết các đạo luật, dự luật của Boulé.
Để chỉ huy quân đội Athens, ông lập ra Hội đồng 10 tướng lĩnh, và cơ quan này cũng là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Athens.
Để bảo vệ nền dân chủ, Cleisthenes đặt ra “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” nhằm chống lại nền dân chủ Athens. Hằng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức Đại hội công dân. Bất kỳ công dân Athens nào nếu bị nghi ngờ là có âm mưu độc tài, hành vi chống lại chế độ dân chủ, người nào có trên 6.000 phiếu thì sẽ bị trục xuất khỏi Athens (kể cả những người đang giữ chức vụ cao trong nhà nước)). Có thể nói đây là hình thức trưng cầu dân ý sớm nhất trong lịch sử.
  
  1.1.2.2.4. Cải cách của Ephialtes và Perikles (461 TCN và 444 – 429 TCN)
Sang thế kỷ V, do các nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, mâu thuẫn xã hội mà Athens đã diễn ra cuộc đấu tranh không mệt mỏi giữa phái dân chủ và phái bảo thủ. Năm 461 TCN phe dân chủ do Ephialtes lãnh đạo chống lại phe bảo thủ do Cimon đứng đầu giành thắng lợi, Cimon bị trục xuất khỏi Athens. Để thực hiện cải cách của mình, Ephialtes đặt ra dự luật Grapheparanomon quy định người ra một quyết định hay luật pháp thì sẽ chịu trách nhiệm về văn bản mà mình công bố. Dự luật trên đánh mạnh vào Hội đồng trưởng lão làm nó mất uy tín. Ông hoàn thiện 3 cơ quan: Đại hội nhân dân, tòa án nhân dân và Hội đồng nhân dân; cho phép người tự do đều có quyền công dân.
Nền dân chủ của Athens còn tiến xa một bước qua việc ban bố pháp lệnh của Perikles (461 – 429 TCN). Ông lần đầu tiên ban bố chế độ bổ nhiệm vào chức vụ bằng cách bốc thăm, quy định chức năng nhà nước, quyền dân chủ của công dân. Ngoài ra, ông ban hành chế độ lương bổng (trả lương cao cho quý tộc, quan lại). Thời Perikles, nhà nước Athens hoàn thiên dần: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án 6000 người. Nhân dân được quyền làm thẩm phán và có Hội đồng 10 tướng lĩnh. Lương bổng phúc lợi cho công dân tham gia công vụ, nghĩa vụ với nhà nước. Dân chủ hóa, hoàn thiện nhà nước từ Thesee đến Perikles.

1.2.2.  La Mã



1.2.2.1. Quá trình ra đời của nhà nước La Mã cổ đại, kết cấu xã hội

Bán đảo Italia vươn ra Địa Trung Hải có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, lag nơi gặp gỡ của những luông văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải. Trước khi La Mã chiếm toàn bộ Italia, ở đây coa 3 tộc người sinh sông, người Hy Lạp ở phía Nam, người Etrusque ở phía Bắc và người Latin ở phía trung. Người Latin cho xây dựng thành La Mã nên họ được gọi là người La Mã.
Quá trình hình thành NN La Mã là kết quả của cảc hai yếu tố : sự phân hoá XH, phân hoá giai cấp ở tộc người Latin và tộc người Etrusque và cuộc đấu tranh của người Latin chống lại sự xâm lược của người Etrusque. Xã hội người La Mã thời kỳ này vẫn là chế độ quân sự bộ lạc, sau đó, XH dần bị phân hoá thành quý tộc chủ nô, nô lệ, bình dân
Quá trình ra đời của nhà nước La  Mã có 3 giai đoạn: thời Vương chính (753 – 510 TCN); thời Cộng hòa (510 – 27 TCN); thời Đế chế (27 TCN – 476 SCN)

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước La Mã cổ đại
 
Vào thời kỳ công xã nguyên thủy, La Mã đã bắt đầu hình thành bộ máy nhà nước, nhưng còn sơ khai. Thời nguyên thủy, La Mã có 300 thị tộc; về sau người ta tổ chức lại: gom 300 thị tộc này chia thành bào tộc, cứ 10 thị tộc hợp thành bào tộc (La Mã gọi là Curie) và thế là La mã có 30 bào tộc (đại diện cho ba bộ tộc La Mã lúc đó) sống xen kẽ nhau.
Thời Vương chính (753 – 510 TCN), mở đầu bằng sự kiện Romulus thành lập thành Roma ngày 21/4/753 TCN. Ở thời kỳ này, bộ máy chính quyền có 3 cơ quan chính:
+ Vua (Rex) là người lãnh dạo tối cao của La Mã. Vua không được thế tập, được Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân bầu ra. Vua là người chỉ huy quân đội, tăng lữ và là quan tòa ở La Mã cổ đại
+ Viện nguyên lão (Senat) là cơ quan đầu tiên của nhà nước La Mã sơ khai. Thành phần chủ yếu của Viện là quý tộc thị tộc (60 tuổi trở lên), được bầu trong các thị tộc (mỗi thị tộc cử người lãnh đạo của mình vào Viện); số lượng người trong Viện khá cao: từ 100 người (thế kỷ VIII TCN) sau thì tăng lên 300 người (thế kỷ VII – VI TCN). Viện nguyên lão là cơ quan có quyền lực tối cao, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước; được thảo luận, phê chuẩn hoặc phủ quyết các nghị quyết của Đại hội nhân dân (có tài liệu viết là Hội nghị công dân); thay Vua cai quản thị tộc khi Vua chết hoặc chưa có Vua mới kế vị.
+ Đại hội nhân dân (Curie) là cơ quan quyền lực kế tiếp sau Viện nguyên lão, thành phần tham gia Đại hội chính là những người đàn ông có vũ trang. Đại hội có quyền quyết định các vấn đề quan trọng như tuyên chiến, hòa bình, xét xử, tế lễ và bầu cử Vua La Mã.
Đến giai đoạn cuối của thời Vương chính, La Mã có nhiều thay đổi: kinh tế - chính trị phát triển, đất đại được mở rộng. Xã hội La Mã có thay đổi, đó là xuất hiện tầng lớp bình dân (Pleb). Plebs là dân tự do, có nộp thuế nhưng không có quyền hạn về chính trị - kinh tế và không được coi là dân La Mã. Về sau, khi phát triển dần về thế và lực, họ đã lớn mạnh và sinh ra mâu thuẫn với bọn quý tộc thị tộc (Patrici). Do mâu thuẫn này mà người Plebs đấu tranh liên tục, đòi quyền bình đẳng và là công dân La Mã chính gốc.
Nhận thức rõ sự lớn mạnh của người Plebs, năm 540 – 535 TCN vua người Etrusques (thứ 6) là Servius Tullius (578 – 535 TCN) dựa theo cải cách Solon (Hy lạp – 594 TCN), tiến hành cải cách chính trị cho La Mã.
Về hành chính, ông xóa bỏ 3 bộ lạc của La Mã cũ thiết lập 4 đơn vị hành chính theo khu vực cư trú. Tính huyết thống bị suy giảm và tính khu vực được tăng cường, tạo điều kiện cho người Plebs tham gia chính quyền.

Về xã hội, ông phân chia nhân dân thành 5 đẳng cấp dựa trên mức tài sản họ chiếm hữu:
- Đẳng cấp 1: có mức tài sản là 100.000 as[7], chiếm hữu 20 jujera[8] ruộng đất.
- Đẳng cấp 2: có mức tài sản là 75.000 as, chiếm hữu 3/4 ruộng đất của đẳng cấp 1.
- Đẳng cấp 3: có mức tài sản là 50.000 as, chiếm hữu 10 jujera ruộng đất.
- Đẳng cấp 4: có mức tài sản là 25.000 as, chiếm hữu 5 jujera ruộng đất.
- Đẳng cấp 5: có mức tài sản là 11.000 as, chiếm hữu 2,5 jujera ruộng đất.

Các đẳng cấp sẽ được phân chia vào quân đội của Đại hội Centurie, gọi là đội Centurie. Cứ 100 người phân thành 1 Centurie. Theo cách phân chia này thì đắng cấp 1 có 80 Centurie bộ binh – 18 Centurie kỵ binh, đẳng cấp 2, 3 và 4 thì mỗi đẳng cấp được 22; 20; 30 Centurie, đẳng cấp 5 có 1 Centurie. Như vậy, quân đội La Mã có 193 Centurie. Các Centurie này được quyền bầu cử vào chính quyền La Mã, mỗi Centurie được bỏ 1 phiếu duy nhất; theo quy định thì số phiếu bầu cử quá bán (97/193) là mọi quyết định được thông qua.
Năm 510 TCN, người La Mã nổi dậy bãi bỏ ngôi Vua (Rex), thiết lập chế độ cộng hòa (res publica). Thiết chế cộng hòa được thiết lập ở La Mã và là thiết chế quan trọng nhất của La Mã. Trong thiết chế này, sự bình đẳng, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của công dân được bảo đảm, đặc biệt là quyền tư hữu. Bộ máy nhà nước thời kỳ này có 3 cơ quan chính:

+ Đại hội Centurie (đại hội của đàn ông có vũ trang) là cơ quan quyền lực tối cao của La Mã. Đại hội họp 1 năm 2 lần ở quảng trường Mars (quảng trường thần Chiến tranh), để quyết định các vấn đề quan trọng như tuyên chiến – nghị hòa; bầu ra hai quan chấp chính (consul) để lãnh đạo nhà nước La Mã với nhiệm kỳ 1 năm. Hai vị quan này sẽ có quyền lực ngang nhau, trực tiếp điều hành mọi công việc của nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp).
+ Viện nguyên lão là cơ quan quyền lực cao nhất ở La Mã, gồm những quý tộc giàu có và có thế lực. Số lượng nhân sự không ngừng tăng lên: từ 300 lúc dầu tăng lên 600, rồi 900 (thế kỷ III TCN). Viện nguyên lão có quyền phê chuẩn các nghị quyết của Đại hội Centurie, trực tiếp bầu cử quan lại cấp cao La Mã vào nắm giữ chính quyền, quản lý tài sản, chính sách đối nội – đối ngoại và tôn giáo.
+ Đại hội Tribune (đại hội của quan bảo dân), với đại diện là quan bảo dân (số lượng tăng dần 2, 4, 6 và 10 người) người Plebs do bình dân Plebs cử ra để bảo vệ các quyền lợi của người Plebs, giám sát và có ý kiến với chính quyền La Mã (chấp nhận hoặc phủ quyết các dự luật của Viện nguyên lão, xém xét và phủ quyết các đạo luật không có lợi cho người Plebs).
Về quân đội, chính quyền La Mã quy định công dân 17 tuổi trở lên phải đi lính một thời gian rồi mới được bầu vào chức vụ trong nhà nước. Quân đội tự túc lương thực, thực phẩm và dần dần trở nên mạnh mẽ. Cuối thế kỷ V, lực lượng tăng dần từ 2 quân đoàn lên 4 quân đoàn, mỗi quân đoàn là 6.000 người lính. Thời gian phục vụ quân đội của công dân là từ 15 – 25 năm, kỷ luật nghiêm minh: ai có công được thăng quan, ai vị phạm bị phạt nặng.
Ở địa phương, để cai trị vùng đất rộng lớn thì La Mã chia toàn bộ những vùng đất chiếm được ngoài bán đảo Ý (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Châu Phi, Tây Á) thành 9 tỉnh; ở mỗi tỉnh thì chính quyền cử thái thú đến cai trị (ông này có quyền tối cao). Mỗi tính có một kiểu cai trị riêng biệt, có quyền tự trị trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương. Ngoài tỉnh thì chính quyền La Mã thành lập các thành phố tự do, có ràng buộc nhất định với chính quyền chính quốc: có thành phố cho quyền tự trị rộng hơn, không nộp thuế nhưng vẫn cung cấp quân đội cho chính quyền La Mã khi có chiến tranh xảy ra, có thành phố vẫn phải nộp thuế, nhân vật lực…
Từ thế kỷ II – I TCN, thiết chế nhà nước chuyển dần từ Cộng hòa sang thời Đế chế. Vào thời Đế chế, đứng đầu chính quyền là Hoàng đế có quyền lực tối cao, sau ông có hàng loạt quan lại; ở địa phương thì chính quyền quản lý chặt hơn, quân đội củng cố mạnh mẽ hơn.
 
1.2.2.3. Pháp luật La Mã( hoàn cảnh ra đời, bản chất, nội dung và ý nghĩa, tác động của luật 12 bảng (thế kỷ V TCN), luật Justinian (527 – 565)
Vào thế kỷ V TCN, ở La Mã đã xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tầng lớp bình dân (Plebs) chống tầng lớp quý tộc (patrici). Thắng lợi của người Plebs đã buộc chính quyền ban hành Luật 12 bảng của La Mã. Nội dụng bộ luật khá rộng rãi. Nó chống lại việc xét xử độc đoán của quý tộc, bảo vệ quyền lợi của công dân, đề ra các quy tắt về hình sự, dân sự, tố tụng.
Cuộc đấu tranh giữa bình dân với quý tộc lại tiếp tục, hậu quả của nó là binh dân buộc quý tộc ban hành các đạo luật nhằm ổn định xã hội và đáp ứng đòi hỏi của người bình dân như: bình dân được kết hôn với quý tộc (luật Canuleius, 445 TCN); bình dân tham gia quân đội (444 TCN); trong hai chấp chính quan phải có người bình dân, xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ (367 TCN); pháp lệnh của Đại hội nhân dân cũng có hiệu lực pháp lý đối với người dân La Mã (287 TCN). Thời Đế chế, quyết định của Vua và Viện nguyên lão là luật pháp. Thế kỷ III – VI, quyền lực của Viện nguyên lão bị hạn chế và quyền lực của Vua được tập trung cao độ. Mệnh lệnh của Vua là luật pháp; thong thường mệnh lênh của Vua có các văn bản như sắc lệnh (lệnh ban bố ra toàn quốc); chỉ thị (mệnh lệnh với quan lại); chỉ dụ (mệnh lênh về 1 vấn đề chuyên biệt) và quyết định (ý kiến về các vấn đề khá rõ ràng).

Luật trong tiếng Latin là Jus (công lý, công bằng). Hệ thống luật La Mã có 3 ngành lớn là Dân luật (Jus civile); Luật nhân dân (Jus gentium) và Luật tự nhiên (Jus Naturale).
Jus civile là những quy định, dự luật liên quan đến tổ chức nhà nước La Mã; nó gồm các sắc lệnh, chỉ dụ của Hoàng đế; quy chế của Viện nguyên lão và có giá trị như luật.
Jus gentium là luật của nhân dân, có giá trị cho mọi người dân không phân biệt dân tộc. Luật hợp pháp hóa chế độ nô lệ và buôn bán, hợp tác và hợp đồng và nó thực té bổ sung cho Dân luật rõ ràng hơn.

Jus naturale là bộ luật khá quan trọng, nội dung của nó kế thừa học thuyết của phái Khắc kỷ (Stoism). Luật khẳng định mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau (quyền được sống, có tài sản và có gia đình) mà các thể chế chính trị không có quyền tước đoạt.
Dân luật (Jus civile); Luật nhân dân (Jus gentium) và Luật tự nhiên (Jus Naturale) đều có ảnh hưởng lớn đến nền luật học trung – cận đại châu Âu. Hai bộ Tập luật và Bộ luật trong Pháp điển dân sự Justinian (thế kỷ VI) cho thấy ảnh hưởng lớn từ các bộ luật La Mã cổ đại.

Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội La Mã mà pháp luật được cải tiến cho phù hợp. Thời Đế chế, các Vua La Mã đã cử những nhà làm luật tài ba đi viết các tác phẩm cải tiến, bổ sung luật La Mã. Những nhà luật học xuất sắc thời kỳ đó là Ulpian, Papinian, Paulus và Gaius. Các ông đã viết nhiều tác phẩm và có đóng góp xuất sắc cho ngành luật học La Mã. Luật gia La Mã Julianus tập hợp các đạo luật của Hoàng đế La Mã viết tác phẩm Các sắc lệnh chung; trong khi đó Gaius viết Bậc thang luật học, trình bay tỉ mỉ về thủ tụng kiện cáo và tố tụng. Luật La Mã là di sản có ảnh hưởng lớn đến xây dựng luật pháp và các bộ luật của châu Âu sau này
.
1.2.2.4. Nhận định chung về nhà nước – pháp luật La Mã
- Pháp luật có những phát triển vượt bậc, đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có giá trị pháp lý cao.
- Kỹ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng.
- Điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt lá các quan hệ trong lĩnh vực dân sự.

1.2.2.5. Nhận định chung về nhà nước – pháp luật phương Đông, phương Tây thời cổ đại, so sánh, nhận định về nhà nước – pháp luật phương Đông – phương Tây cổ đại.
#7

01.01.16 16:22

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
#8

Sponsored content


Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật