#1

01.01.16 16:47

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên

Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ nghị viện Anh thời kỳ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh


1. CMTS Anh và sự thiết lập chính thể quân chủ nghị viện :


Quan hệ sản xuất TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK đã đáp ứng được nhu cầu về giải phóng sức lao động, thay thế cho QHSX PK đã lỗi thời, lạc hậu. QHSX TBCN với tính chất tiến bộ hơn đã thúc đẩy LLSX phát triển, điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa QHSX PK với trình độ phát triển của LLSX, mâu thuẫn này càng ngày càng gay gắt. Giai cấp TS muốn tiến hành cuộc CMTS nhằm xoá bỏ QHSX PK, thíêt lập QHSX mới, đó là QHSX TBCN.CMTS Anh là cuộc cách mạng không triệt để.

- Chính thể CH nghị viện : không còn vua, chỉ có hai viện là thượng nghị viện (giai cấp quý tộc và tăng lữ, vì vậy bị giải tán) và hạ nghị viện (giai cấp TS, nắm quyền lập pháp và hành pháp)
- 2-1689, chính thể quân chủ nghị viện được thành lập, đạo luật quyền hành được ban bố, ngôi vua được thiết lập nhưng chỉ trị vì chứ không cai trị.


2. Tổ chức bộ máy NNTS Anh theo chính thể quân chủ nghị viện.


a. Nguyên thủ quốc gia (Hoàng Đế - Nữ Hoàng)


- Cách thức thành lập : Theo nguyên tắc thừa kế
- Vai trò, quyền hạn :

• Vai trò : tượng trưng cho sự thống nhất, bền vững của quốc gia và dân tộc. Ngày Quốc khánh của nước Anh không cố định mà lấy theo ngày sinh của nguyên thủ quốc gia đương nhiệm.
• Quyền hạn : không có thực quyền trong bộ máy nhà nước, chính trị, có nguồn gốc sâu xa từ đạo luật quyền hành ban hành thàng 2-1689. Có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ nhưng không thể bổ nhiệm một người nào khác nếu người đó không phải thủ lĩnh của Đảng cầm quyền.

b. Nghị viện:


- Thành phần :

• Thượng nghị viện (1885 người)
• Hạ nghị viện (635 đại biểu)

- Cách thức thành lập:

• Thượng nghị viện (viện nguyên lão): đại quý tộc mới, thượng nghị sĩ là những quý tộc có phẩm hàm từ bá tước trở lên thì được cha truyền con nối, các thủ tướng hết nhệm kì, một số hoàng thân quốc thích do HHĐ bổ nhiệm.
• Hạ nghị viện do đại diện các tầng lớp nhân dân bầu ra.

Vai trò, quyền hạn: rất lớn để hạn chế tới mức tối đa quyền hạn nhà vua, làm cho ngai vàng trở thành hư vị. Ban đầu, quyền hạn của thượng viện lớn hơn nghị viện nhưng về sau, hạ viện ngày càng có quyền lực, lấn át vai trò, quyền hạn của thượng nghị viện...Thượng viện hoạt động rất hình thức, mang tính chất danh nghĩa, vừa là thế lực kiềm chế và đối trọng của hạ viện. ở Anh có hai đảng thay nhau cầm quyền là đảng Tự do và đảng Bảo thủ.


+ Quyền lập pháp, ban hành Hiến pháp và luật
+ Quyền quyết định ngân sách và thuế
+ Suyền giám sát hoạt động nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các.
+ Quyền thành lập chính phủ

c. Chính phủ


- Cách thức thành lập : được lập ra từ đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện, nếu số ghế ngang bằng nhau thì thanhg lập chính phủ liên minh các đảng; thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế thì được bầu làm thủ tướng (người đứng đầu chính phủ), nếu số ghế ngang nhau thì Nghị viện chỉ bầu ra một thủ lĩnh đảng làm thủ tướng.

- Cơ cấu : đa dạng, bao gồm cả bộ trưởng, thứ trưởng, phụ tá.... (khoảng 40-60 người)

- Vai trò, quyền hạn : có quyền hành pháp, đưa lực lượng vũ trang ra ngoài gây chiến, có quyền ban hành tình trạng khẩn cấp trong nước Anh hay một vùng.

* Ngoài nguyên thủ quốc gia, nghị viện, chính phủ còn có hệ thống toà án, quân đội...

Hệ thống toà án gồm có hệ thống toà án TƯ và hệ thông toà án địa phương

Quân đội: sau CM chủ yếu đi xâm lược, mở rộng thị trường, lãnh thổ..
Cơ cấu lãnh thổ: đơn nhất, thông nhất một HP, một hệ thống luật, một hệ thống cơ quan từ TƯ tới địa phương, một quốc tịch, một hệ thống toà án.
Chế độ chính trị: 2 đảng bản chất phục vụ cho giai cấp TS sinh ra để phân chia quyền lực, ngăn căn đảng cộng sản nắm chính quyền.
Bản chất giai cấp : phục vụ cho giai cấp TS. Tuy vậy vẫn mang tính XH : đi đầu CN hoá, cơ giới hoá phục vụ cho các giai cấp trong xã hội.

=> Đầu TK 19 trở thành một quốc gia cường thịnh, rộng lớn, là đế quốc chiếm được nhiều thuộc địa nhất, “mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”.

Tổng hợp bởi Nguyễn Văn Thoáng Sv K56 Khoa Luật - Đại học Vinh

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn được quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật