#1

21.11.15 16:54

hangmon

hangmon

Dân luật

Dân luật
Xin được tư vấn như sau: tôi đang sử dụng côn nhị khúc để tập luyện võ thuật và tự vệ vì tôi đã nắm rất rõ về Pháp lệnh về vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ 16/2011 và Nghị định 25/2012, nay tôi mua thêm trên Lazada 1 đèn pin có tên là “đèn pin tự vệ siêu sáng police K28” ở đầu có gai

Đây không phải là đèn pin chích điện hay dùi cui nên tôi nghĩ không phải là vũ khí hay công cụ hỗ trợ gì cả, thậm chí trang bán hàng nổi tiếng Lazada họ cũng bán bình thường.

Nhưng tôi cũng muốn hỏi thử ý kiến giải đáp pháp luật như thế nào vì có nhiều ý kiến trái chiều, nào là sẽ bị công an tịch thu và xử phạt, nào là không phải vũ khí hay công cụ hỗ trợ thì lấy gì mà tịch thu và phạt…v.v…
Xin cảm ơn
#2

21.11.15 16:56

avatar

Luật Sư

Sáng lập viên
01682549020 https://www.facebook.com/thoangs http://luatsu.tuoitrevn.net/forum
Sáng lập viên
Theo mình biết thì :

Hỏi: Pháp luật nghiêm cấm cá nhân sử dụng vũ khí như thế nào?

Trả lời: Điều 5 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã có quy định nghiêm cấm việc cá nhân sở hữu vũ khí, bao gồm các loại sau:
1. Vũ khí quân dụng các loại như: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng như súng tự chế, súng bút, súng bắn đạn ghém (đạn hoa cải). Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
2. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
3. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí thô sơ.
4. Vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí thể thao.
5. Các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ.
6. Công cụ hỗ trợ gồm: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ; Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn; Động vật nghiệp vụ.
Pháp lệnh cũng nghiêm cấm việc đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Hỏi: Việc khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?


Trả lời: Theo Điều 11 của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định: Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;
b) Phát hiện, thu nhặt được.
Hỏi: Người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm như thế nào?
Điều 8 của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định trách nhiệm của người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đó là:
1. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định.
2. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
3. Bàn giao lại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
4. Khi mang, sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ phải mang giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa là bao nhiêu?
Trả lời: Theo Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa lên đến 40.000.000 đồng (đối với cá nhân), 80.000.000 đồng. (đối với tổ chức)

Hỏi: Hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là tội phạm thì bị xử lý như thế nào?


Trả lời: Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2009) quy định cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý như sau:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị truy tố theo Điều 230 BLHS.
2. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị truy tố theo Điều 232 BLHS.
3. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị truy tố theo Điều 133 BLHS.
4. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị truy tố theo Điều 234 BLHS.
5. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị truy tố theo Điều 235 BLHS.
6. Người nào sử dụng chất nổ để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, thì bị truy tố theo Điều 188 BLHS.

Hỏi: Cá nhân, tổ chức tàng trữ, vận chuyển sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời” thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì các hành vi tàng trữ, vận chuyển sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời” đều bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và bị áp dụng mức xử phạt như sau:
– Đối với cá nhân: Hành vi đốt và thả “đèn trời” bị xử phạt từ 500.000đ đến 1.000.000đ; hành vi tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”bị xử phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ; hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời” bị xử phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ.
* Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Bình luận bằng facebook

   

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết

2T Ads

Vừa cập nhật